Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa lí lớp 5 trang 102, 103, 104, 105 Bài 17: Châu Á chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Địa lí lớp 5. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 5 trang 102, 103, 104, 105 Bài 17: Châu Á
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 Địa lí lớp 5 trang 102: Quan sát hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất.
Trả lời:
- Có 6 châu:
+ Châu Á
+ Châu Âu
+ Châu Đại Dương
+ Châu Mĩ
+ Châu Phi
+ Châu Nam Cực
- Có 4 đại dương:
+ Thái Bình Dương
+ Đại Tây Dương
+ Ấn Độ Dương
+ Bắc Băng Dương
Trả lời câu hỏi 2 Địa lí lớp 5 trang 102: Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp.
Trả lời:
Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp:
– Đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
– Châu lục: châu Âu.
Trả lời câu hỏi 3 Địa lí lớp 5 trang 102: Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác.
Trả lời:
Châu Á có diện tích lớn nhất (44 triệu km2), gấp gần 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
Trả lời câu hỏi 4 Địa lí lớp 5 trang 104: Dựa vào hình 3, em hãy đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á.
Trả lời:
Một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á là:
- Dãy núi: Dãy Thiên Sơn, dãy Cô Luân, dãy Hi-ma-lay-a, dãy U-ran,...
- Đồng bằng: ĐB Tây Xi-bia, ĐB Lưỡng Hà, ĐB Ấn Hằng, ĐB Sông Mê Công, ĐB Hoa Bắc,...
Câu hỏi (trang 105 Địa lí lớp 5)
Địa lí lớp 5 trang 105 Câu 1: Dựa vào quả Địa cầu và hình 1, em hãy cho biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
Trả lời:
– Vị trí địa lí và giới hạn Châu Á dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
- Nằm phần lớn diện tích ở Bắc bán cầu.
- Tiếp giáp với 3 châu lục và 3 đại dương:
+ Châu lục: Châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương.
+ Đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Địa lí lớp 5 trang 105 Câu 2: Dựa vào bài học và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á.
Trả lời:
Tên một số cảnh quan thiên nhiên của châu Á như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao…