SBT Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) trang 76, 78, 79 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Bài 1 trang 76 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 

Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ là gì?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc quyết định xâu xé Trung Quốc

B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và địa chủ phong kiến

D. Chính phủ phát động chiến tranh xâm lược

Trả lời:

Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

Chọn A

Câu 2: Sự kiện đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là

A. Cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

B. Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc,

C. Cách mạng Tân Hợi 1911.

D. Phong trào Ngũ tứ.

Trả lời:

Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Chọn D

Câu 3: Phong trào Ngũ tứ là phong trào đấu tranh của

A. Nông dân Trung Quốc chống phong kiến.

B. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản Trung Quốc chống phong kiến.

C. Học sinh, sinh viên, công nhân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến.

D. Giai cấp công nhân chống tư sản, phong kiến.

Trả lời:

Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc

Chọn C

Câu 4: Những nét mới của phong trào Ngũ tứ là gì?

A. Giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo

B. Giai cấp tư sản tham gia tích cực

C. Lan rộng khắp cả nước, tính quần chúng rộng lớn, lực lượng công nhân đóng vai trò nòng cốt, mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và phong kiến triệt để

D. Tiến hành cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm tức

Trả lời:

Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

Chọn C

Câu 5: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng

A.Tháng 7 - 1921. 

B. Tháng 9 - 1921.                                            

C. Tháng 12 - 1921.                              

D. Tháng 7 - 1922.

Trả lời:

Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7 - 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.

Chọn A

Câu 6: Nguyên nhân bùng nổ cao trào đấu tranh rộng lớn của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do

A. Ấn Độ là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Nạn đói hoành hành

C. Gánh nặng chi phí chiến tranh đè nặng lên vai người dân; chính sách khai thác bóc lột thuộc địa, các đạo luật phản động của chính quyền thực dân được ban hành, làm mâu thuẫn xã hội gay gắt.

D. Bộ máy thống trị cồng kềnh, đục khoét nhân dân

Trả lời:

 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực, vì toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh của thực dân Anh đè nặng lên vai các thuộc địa.

Chọn C

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ là thuộc địa của

A. Thực dân Pháp

B. Thực dân Anh. 

C. Đế quốc Đức.

D. Đế quốc Mĩ

Trả lời:

 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực, vì toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh của thực dân Anh đè nặng lên vai các thuộc địa. Sau chiến tranh, việc chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo luật phản động nhằm củng cố bộ máy thống trị, làm cho những mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.

Chọn B

Câu 8: Nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chính đảng của giai cấp công nhân.

B. Đảng Quốc đại - đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. Binh lính.

D. Trí thức tư sản.

Trả lời:

 Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi, một lãnh tụ có uy tín và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ.

Chọn B

Câu 9: Lãnh tụ có uy tín lớn trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là

A. B. Ti-lắc.

B. M. Gan-đi.                                              

C. J. Nê-ru.                                          

D. Tất cả các nhân vật trên.

Trả lời:

 Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi, một lãnh tụ có uy tín và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ.

Chọn B

Bài 2 trang 78 SBT Lịch sử 11: Hãy điền chữ  Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai:

☐ Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn.

☐ Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

☐ Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng 12-1920.

☐ Ấn Độ không bị tác động, ảnh hưởng bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

☐ Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Đảng Quốc đại và Gan-đi lãnh đạo, được đông đảo nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.

☐ Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

Trả lời:

* Câu trả lời đúng là:

☒ Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn.

☒ Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

☒ Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Đảng Quốc đại và Gan-đi lãnh đạo, được đông đảo nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.

* Câu trả lời sai là:

☒ Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng 12-1920.

☒ Ấn Độ không bị tác động, ảnh hưởng bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

☒ Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

Bài 3 trang 78 SBT Lịch sử 11: Hãy nêu những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Ngũ tứ. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ khác với mục tiêu của Cách mạng Tân Hợi (1911) như thế nào?

Trả lời:

Phong trào Ngũ tứ (ngày 4/5/1919)

- Nguyên nhân bùng nổ:

+ Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc trong vấn đề ở Sơn Đông.

+ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến Trung Quốc.

- Diễn biến:

+ Ngày 4 - 5 - 1919, 3000 học sinh sinh viên Bắc Kinh biểu tình đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ.

+ Phong trào lan rộng khắp 22 tình và 150 thành phố lôi kéo đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.

- Ý nghĩa:

+ Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.

+ Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

+ Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ khác với mục tiêu của Cách mạng Tân Hợi (1911):

+ Phong trào Ngũ Tứ: Đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến.

+ Cách mạng Tân Hợi: Đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến (chính quyền Mãn Thanh).

Bài 4 trang 79 SBT Lịch sử 11: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.

Trả lời:

- Sau phong trào Ngũ tứ việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ngày càng sâu rộng. Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

=> Ý nghĩa:

+ Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.

+ Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Bài 5 trang 79 SBT Lịch sử 11: Phong trào độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào từ năm 1918 đến năm 1929? Em có nhận xét gì về đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại trong thời kì này?

Trả lời:

Phong trào độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1929:

- Nguyên nhân:

+ Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.

- Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922):

+ Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo.

+ Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

+ Lực lượng tham gia: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.

+ Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

=> Nhận xét:

- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại - chính đảng của giai cấp tư sản.

- Đường lối đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác. Đường lối này phù hợp với tình hình Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của đạo Phái. Tuy nhiên đường lối này cũng hạn chế những ảnh hưởng của Đảng Quốc đại.

Đánh giá

0

0 đánh giá