SBT Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Giải SBT Lịch sử lớp 11

2.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 3: Trung Quốc trang 11, 13, 14, 15, 16 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc

Bài 1 trang 11 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng

1. Để đặt cơ sở cho việc thôn tính Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây đã

A. Đòi chính quyền Mãn Thanh phải "mở cửa", đòi tự do buôn bán thuốc phiện

B. Đòi tự do đi lại, buôn bán ở Trung Quốc

C. Đòi được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc

D. Đòi được truyền bá đạo Thiên Chúa

2. Hiệp ước Nam Kinh đã

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc

B. Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.

C. Đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

3. Phong trào nông dân Thái bình Thiên Quốc diễn ra

A. Từ tháng 1-1851 đến tháng 7-1864

B. Từ tháng 2-1864 đến tháng 2-1871

C. Từ tháng 3-1870 đến tháng 4-1875

D. Từ tháng 1-1864 đến tháng 9-1898

4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc là

A. Trần Thắng

B. Ngô Quảng

C. Hồng Tú Toàn

D. Chu Nguyên Chương

5. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là

A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)

B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng

C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến

D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước

6. Cuộc vận động Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ai

A. Hồng Tú Toàn

B. Từ Hi Thái hậu

C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

D. Tôn Trung Sơn

7. Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là:

A. Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ

B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á

C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân

D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé

8. Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là

A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông

D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

9. Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là: 

A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo

B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc

C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân

D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí

10. Cách mạng Tân Hợi (1911) đã

A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điếu kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.

C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

D. Lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

Lời giải:

Câu 1

Trả lời:

Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện - món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho giới tư bản.

Chọn A 

Câu 2

Trả lời:

Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh như: bồi thường chiến phí, nhượng lại Hồng Công và mở cửa 5 cửa biển cho tàu Anh được ra vào buôn bán. Đây là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Chọn C

Câu 3

Trả lời:

Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ngày 1-1-1851, tại Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851-1864).

Chọn A

Câu 4

Trả lời:

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là Hồng Tú Toàn.

Chọn C

Câu 5

Trả lời:

Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ… được đề ra.

Chọn A

Câu 6

Trả lời:

Lãnh đạo: hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.

Chọn C

Câu 7

Trả lời:

Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là: Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé

Chọn D

Câu 8

Trả lời:

Thành phần: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.

Chọn C

Câu 9

Trả lời:

Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời

Chọn B

Câu 10

Trả lời: 

- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Chọn C

Bài 2 trang 13 SBT Lịch sử 11: Chiến tranh thuổc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đổi với Trung Quốc?

Trả lời:

Chiến tranh thuổc phiện đã dẫn đến những hậu quả:

- Chiến tranh thuốc phiện với sự tấn công như vũ bão của quân Anh khiến triều đình Thanh hoang mang lo sợ và trong một thời gian rất ngắn đã đầu hàng.

- Triều đình Mãn Thanh đồng ý ký kết hiệp ước Nam Kinh (bán quyền lợi của dân tộc Trung Hoa), nội dung bao gồm: Triều đình nhà Thanh phải bồi thường 2100 vạn ngân lượng cho chính phủ Anh, nhượng đảo Hồng Kông, khu vực mới mở rộng của Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải…

=> Đây được coi là điều ước không bình đẳng mà quân ngoại quốc đã ép buộc Trung Quốc phải ký kết.

=> Trung Quốc từ đây trở thành một đất nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. 

Bài 3 trang 14 SBT Lịch sử 11: Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp

Trả lời:

Bài 4 trang 14 SBT Lịch sử 11: Hãy nêu nội dung cơ bản học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Trả lời:

Nội dung cơ bản học thuyết Tôn Trung Sơn là học thuyết Tam dân:

- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

Bài 5 trang 14 SBT Lịch sử 11: Điền các sự kiện tương ứng với mốc thời gian trong bảng sau để phản ánh đúng diễn biến của phong trào cách mạng ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Bài 6 trang 16 SBT Lịch sử 11: Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Trả lời:

Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.

- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.

- Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên Thế Khải, giúp Viên Thế Khải củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

- Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội vẫn còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất.

Bài 7 trang 16 SBT Lịch sử 11: Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 

Trả lời:

Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp cả nước.

- Hình thức đấu tranh phong phú và thu hút đông đảo các tầng lớpnhân dân tham gia.

- Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản lớn mạnh đã thành lập được chính đảng của giai cấp và lãnh đạo cách mạng đến đỉnh cao.

- Cũng có kết quả nhất định nhưng sức ảnh hưởng chưa lớn vì: Kết quả đều thất bại do bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu. Nhưng để lại bài học kinh nghiệm to lớn và thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Trung Quốc...

Bài 8 trang 16 SBT Lịch sử 11: Giải ô chữ: Một số nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và nêu một vài thông tin về nội dung ở chữ đậm hàng dọc.

-   Ô chữ hàng ngang:

1. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời năm 1905.

2. Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Tôn Trung Sơn.

3. Cuộc khởi nghĩa do Đồng Minh hội phát động ngày 10-10-1911.

4. Tên ông vua trị vì ở Trung Quốc trong những năm cuối thể kỉ XIX.

5. Một trong hai nhà nho yêu nước ở Trung Quốc đã lãnh đạo cuộc vận động Duy tân.

6. Một cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu cuối thế kỉ XIX.

7. Người được Quốc dân đại hội bầu làm Đại Tổng thống đứng đầu Chính phủ làm thời năm 1911.

8. Tên một đại thần của triều đình Mãn Thanh giữ chức Đại Tổng thống khi vua Thanh thoái vị. 

- Ô chữ đậm hàng dọc: 

Trả lời:

- Nội dung ô chữ đậm hàng dọc: Mãn Thanh

- Mãn Thanh: là tên một triều đại trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

- Triều đại này từng được tộc người Nữ Chân (đứng đầu bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích) xây dựng với quốc hiệu Đại Kim vào năm 1616 tại Mãn Châu.

- Đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh và mở rộng lãnh thổ vào lục địa Đông Á cũng như các khu vực xung quanh. Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.

- Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa.

- Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ suy giảm trong thế kỷ XIX, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân và sự thất bại trong các cuộc chiến tranh, nhà Thanh suy yếu từ cuối thế kỷ XIX.

- Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, với vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi vào ngày 12 - 2 - 1912.

Đánh giá

0

0 đánh giá