Giáo dục quốc phòng 11 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

10.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Lý thuyết, trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 2: Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh đầy đủ, chi tiết; từ đó giúp các em ôn tập củng cố kiến thức môn GDQP 11. Bài học có những nội dung sau:

Mời các bạn đón xem:

Giáo dục quốc phòng 11 Bài 2: Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Phần 1: Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 Bài 2: Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (NVQS)

- Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
- Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ rổ quốc.
- Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Giới thiệu khái quát về luật

- Luật NVQS gồm: 09 chương, 61 điều.

- Bố cục:

+ Chương 1: Gồm 10 điều: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

+ Chương 2: Gồm 10 điều: ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ CÔNG DÂN TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

+ Chương 3: Gồm 9 điều: PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

+ Chương 4: Gồm 11 điều: NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH

+ Chương 5: Gồm 3 điều: NHẬP NGŨ THEO LỆNH ĐỘNG VIÊN, XUẤT NGŨ KHI BÃI BỎ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG

+ Chương 6: Gồm 5 điều: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

+ Chương 7: Gồm 4 điều: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

+ Chương 8: Gồm 2 điều: XỬ LÝ VI PHẠM

+ Chương 9: Gồm 2 điều: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

2. Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự

a. Những quy định chung.

* Một số khái niệm:

- NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.

+Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .

+Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị..

+Công dân làm nghĩa vụ quân sự ( tại ngũ và dự bị ) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.

* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.

- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nứơc, điều lệnh điều lệ của quân đội .

- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

* Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trao dồi bản chất cách mạng đó.

- Mọi quân nhân ( tại ngũ và dự bị ) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.

- Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 - 40 có chuyên môn cần cho quân đội , trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”.

b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.

- Huấn luyện quân sự phổ thông ( giáo dục quốc phòng ).

- Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội- Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.

- Độ tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi -> hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình:

+ Hạ sĩ quan binh sĩ là 24 tháng.

+ Thời gian đào ngũ không tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

* Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

* Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

* Chế độ chính sách đối vớí hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ:

 - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

 - Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

 - Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

 - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

 - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

 - Được ưu đãi về bưu phí;

 - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

 - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

 - Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

 - Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

 - Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

* Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

- Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

* Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

- Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

- Được trợ cấp tạo việc làm;

- Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

- Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;

- Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

d. Xử lý các vi phạm luật NVQS.

- Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật. - Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

* Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

* Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

- Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ

- Trách nhiệm của cơ quan

- Trách nhiệm của HS:

+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

+ Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.

+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

+ Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật NVQS.

Phần 2: 30 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 2: Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

1. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng những khoản trợ cấp nào sau đây?

a. Tiền hao mòn tuổi thanh xuân

b. Trợ cấp đất ở, nhà ở

c. Trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định

d. Trợ cấp khó khăn cho gia đình và bản thân

2. Việc chuẩn bị cho nam thanh niên đủ 17 tuổi nhập ngũ gồm những nội dung nào?

a. Học tập chính trị, huấn luyện quân sự

b. Huấn luyện quân sự và diễn tập

c. Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe

d. Kết nạp Đảng hoặc kết nạp Đoàn cho thanh niên

3. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do cấp nào quy định?

a. Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên

b. Thủ trưởng đơn vi cấp sư đoàn và tương đương trở lên

c. Thủ trưởng Quân chủng, Quân khu và tương đương trở lên

d. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

4. Hạ sĩ quan và binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương được hưởng quyền lợi nào sau đây?

a. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm

b. Được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

c. Được đơn vị cho đi nghỉ mát, du lịch theo yêu cầu

d. Được chọn vào học một trường đại học mà mình yêu cầu

5. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ thì bố, mẹ, vợ và con được hưởng những chế độ gì?

a. Cấp nhà ở, đất ở cho bố mẹ theo quy định

b. Được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

c. Được trợ cấp tiền tàu xe và bố trí nơi ăn nghỉ khi đến thăm đơn vị

d. Được miễn đóng thuế nhà đất theo quy định của Chính phủ

6. Đối tượng nào sau đây phải tham gia nghĩa vụ quân sự?

a. Mọi công dân Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi

b. Học sinh, sinh viên Việt Nam từ 20 đến 25 tuổi

c. Tất cả thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi

d. Nam thanh niên Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi

7. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân mấy tháng?

a. 18 tháng

b. 22 tháng

c. 24 tháng

d. 36 tháng

8. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do ai quy định?

a. Chủ tịch nước quy định

b. Thủ tướng Chính phủ quy định

c. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định

d. Thủ trưởng đơn vị quy định

9. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian là mấy tháng so với thời hạn quy định?

a. Không quá 3 tháng.

b. Không quá 6 tháng.

c. Không quá 9 tháng.

d. Không quá 12 tháng.

10. Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2005 do Ủy ban nhân dân cấp nào quyết định?

a. Cấp xã

b. Cấp huyện.

c. Cấp tỉnh.

d. Cấp thành phố

 

11. Căn cứ vào độ tuổi, hạ sĩ quan và binh sĩ được chia thành mấy nhóm?

a. 01 nhóm

b. 02 nhóm

c. 03 nhóm

c. 04 nhóm

12. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng 1 phải tham gia huấn luyện tổng thời gian nhiều nhất là mấy tháng?

a. 03 tháng

b. 06 tháng

c. 09 tháng

d. 12 tháng

13. Việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế cấp nào phụ trách?

a. Bệnh xá cấp xã.

b. Cơ quan y tế cấp huyện và tương đương

c. Quân y cấp trung đoàn.

d. Cơ quan y tế cấp tỉnh hoặc tương đương

14. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?

a. Từ tháng thứ 22

b. Từ tháng thứ 25

c. Từ tháng thứ 27

d. Từ tháng thứ 30

15. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được hưởng các chính sách nào?

a. Được nghỉ phép theo quy định của Chính phủ

b. Được nghỉ mát theo quy định của Chính phủ.

c. Được cấp đất ở, nhà ở theo quy định của Chính phủ

d. Được tuyển thẳng vào học đại học

16. Những trường hợp nào sau đây được hoãn nhập ngũ trong thời bình?

a. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Bộ

b. Có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ

c. Là lao động chính trong gia đình

d. Có anh, chị em ruột là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

17. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là:

a. Việc làm thường xuyên của mọi công dân

b. Là trách nhiệm quan trọng của mỗi công dân

c. Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân

d. Là quyền lợi chính trị của mỗi công dân

18. Kiểm tra sức khỏe cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu là bao nhiêu tuổi?

a. 16 tuổi

b. 17 tuổi

c. 18 tuổi

d. 19 tuổi

19. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 có mấy Chương, Điều?

a. 10 chương 72 điều

b. 11 chương 71 điều

c. 10 chương 75 điều

d. 11 chương 77 điều

20. Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do ai hoặc cấp nào qui định?

a. Bộ Quốc phòng quy định

b. Nhà nước quy định

c. Chính phủ quy định

d. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định

21. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì người chỉ huy đơn vị từ cấp nào và tương đương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền?

a. Tiểu đoàn

b. Trung đoàn

c. Lữ đoàn

d. Sư đoàn, Vùng Hải quân

22. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết hạn phục vụ tại ngũ có thể tình nguyện ở lại phục vụ trên hạn định thêm một thời gian ít nhất là mấy tháng?

a. 6 tháng

b. 9 tháng

c. 12 tháng

d. 18 tháng

23. Việc khám sức khỏe cho những công dân trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khỏe cấp nào phụ trách?

a. Cấp huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh

b. Cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện

c. Bệnh xá đơn vị quân đội

d. Bệnh viện trực thuộc tỉnh, bộ, ngành.

24. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nam giới là bao nhiêu?

a. 38 tuổi

b. 42 tuổi

c. 45 tuổi

d. 48 tuổi

25. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nữ giới là bao nhiêu?

a. 35 tuổi

b. 38 tuổi

c. 40 tuổi

d. 42 tuổi

26. Quân nhân chuyên nghiệp có thể phục vụ tại ngũ từng thời hạn hoặc dài hạn đến bao nhiêu tuổi?

a. 42 tuổi

b. 45 tuổi

c. 48 tuổi

d. 50 tuổi.

27. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?

a. 15 tháng

b. 17 tháng

c. 19 tháng

d. 21 tháng

28. Những trường hợp nào không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

a. Học sinh, sinh viên chỉ ghi danh đóng học phí nhưng không học tại trường

b. Con trai của thương binh hạng 2

c. Học sinh trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú

d. Sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề

29. Đối tượng công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?

a. Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.

b. Học sinh, sinh viên hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.

c. Học sinh, sinh viên tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên

d. Sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên

30. Quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ khi thay đổi địa chỉ nơi học tập, công tác sau bao nhiêu ngày phải đến cơ quan quân sự để

a. 5 ngày

b. 10 ngày

c. 15 ngày

d. 20 ngày

 

Đánh giá

0

0 đánh giá