Lịch sử lớp 4 trang 68 Bài 28: Kinh thành Huế

1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 4 trang 68 Bài 28: Kinh thành Huế chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Lịch sử 4. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 4 trang 68 Bài 28: Kinh thành Huế

Câu hỏi (trang 68 Lịch sử lớp 4)

Lịch sử lớp 4 trang 68 Câu 1: Dựa vào nội dung của bài, em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế.

Trả lời:

*Kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế thể hiện qua:

- Kinh thành Huế được xây dựng theo lối kiến trúc Vauban

- Có 3 vòng thành lần lượt là kinh thành, hoàng thành và Tử Cấm Thành

- Tất cả các công trình này đều được xây dựng xung quanh một trục chính, theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.

- Các kỳ đài, lầu cửa, vọng đài… cùng với nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ, xử lý nền móng, xây gạch, làm ngói men… thể hiện rõ sự kế thừa trong lối kiến trúc truyền thống Việt Nam

Lịch sử lớp 4 trang 68 Câu 2: Ngoài nội dung của bài, em biết thêm gì về Huế (về thiên nhiên, con người) ?

Trả lời:

a. Con người Huế

Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết, có khi là e ấp, cũng có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cô gái Huế: “Gió chiều vương áo nàng Tôn Nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây dùng để chỉ chung các thiếu nữ Huế. Một tác giả Pháp chấm phá dung nhan này như sau: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình” (Jean Hougron, Soleil au ventre, trang 67).

b. Thiên nhiên Huế

Sông Hương hiển nhiên như đóa hoa tô điểm cho thành phố. Không có con sông nào làm hao tốn giấy mực cho bằng sông Hương. Không có con sông nào làm tuôn trào suối nhạc cho bằng sông Hương. Và cũng chính nó là nguyên ủy cho sự ra đời của bao nhiêu hiệp hội ái hữu, đồng hương với nó ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Như ta vừa nói, sông Hương đã khơi nguồn cho nhiều suối thơ. Nó cắm được nhiều điểm lưu khách, nhiều bến sông hữu tình dễ neo thuyền. Một số lớn các chúa, các vua, các vương, các hoàng thân công nữ đã chấm bút vào nghiên thơ. Các thi xã, hội thơ, thi đàn nối tiếp nhau ra đời.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá