Tài liệu soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thách thức thứ hai: Từ ý tưởng đến sản phẩm hay nhất
Hoạt động 1
Câu hỏi trang 109 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Hãy lựa chọn một trong những hoạt động sau để thể hiện ý tưởng của mình cùng các bạn:
1. Thể hiện nội dung tóm tắt của một câu chuyện theo hình thức truyện tranh. Cố gắng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (hình vẽ hoặc các kí hiệu chỉ dẫn) để có thể hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung một cách sinh động và hiệu quả.
2. Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ
3. Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích (trong cuốn sách đã đọc), có thể vẽ minh họa các chi tiết, sự việc để bài phân tích được sinh động, hấp dẫn hơn.
Trả lời:
1. Thể hiện nội dung tóm tắt của một câu chuyện theo hình thức truyện tranh:
2. Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
Hoạt động 2
Câu hỏi trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Trả lời:
Thầy cô là những người lái đò cần mẫn lèo lái những chuyến đò tri thức cập bến sang sông. Thầy cô chính như những người cha mẹ thứ hai của chúng ta, dạy dỗ, chăm sóc và chỉ bảo ta nên người. Người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về đức tính và phẩm chất cao cả của mình.
Người thầy dưới ngòi bút của tác giả là một người vô cùng nghiêm nghị nhưng cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Thầy luôn dạy bảo học sinh những điều hay, lẽ phải, đứng trước sự nghịch ngợm của học trò thầy đã xử lý rất nghiêm khắc, đúng với bản chất của một người giáo viên. Nghiêm khắc vậy là do thầy khó tính ư? Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương học trò vô bờ bến, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho những cô cậu học trò nghịch ngợm của mình. Sau trò nghịch ngợm của học sinh, thầy đã tịch thu hộp dế của cậu bé Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi, nhưng chiếc cặp đã vô tình đè lên hộp dế. Điều đó khiến thầy Phu rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Dù đó chỉ là món trò chơi của trẻ con nhưng thầy làm hỏng thì thầy cũng xin lỗi chứ không hề lảng tránh đi. Cách hành xử của thầy lại khiến cho chúng ta trân trọng, cảm phục. Thầy đã không lấy danh nghĩa giáo viên để cho qua mọi việc mà hành xử thật đẹp. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Hành động đó cùng tấm lòng đầy yêu thương của thầy chính là nguồn động lực lớn cho các bạn học tập và noi theo. Có thể thấy rằng, người thầy giáo ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Mỗi học sinh của thầy đều được vun đắp những đức tính tốt đẹp từ người thầy đáng kính của mình. Nhà văn đã rất tinh tế khi xây dựng nhân vật này hiện lên với những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo.
Nhân vật người thầy đã góp phần rất lớn để tạo nên thành công cho văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh. Thầy đã giáo dục nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học trò trong câu chuyện.