Lịch sử lớp 5 trang 36, 37 Bài 16: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 5 trang 36, 37 Bài 16: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Lịch sử 5. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 5 trang 36, 37 Bài 16: Hậu phương sau những năm sau chiến dịch Biên giới

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 5 trang 36: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ:

- phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

Câu hỏi (trang 37 Lịch sử lớp 5)

Lịch sử lớp 5 trang 37 Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ?

Trả lời:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam:

Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. Đại hội chỉ rõ rằng : để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

Lịch sử lớp 5 trang 37 Câu 2: Hãy tìm hiểu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.

Trả lời

CÙ CHÍNH LAN

1. Tượng đài đồng chí Cù Chính Lan

2. Tiểu sử

Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Gia đình nghèo, từ nhỏ anh phải lao động vất vả để giúp đỡ sinh kế cho gia đình. Thuở nhỏ, anh còn có tên là "cu Nâu".

3. Cuộc đời chiến đấu

Cù Chính Lan tham gia cướp chính quyền và tham gia đội du kích xã của Việt Minh năm 1945.

Năm 1946, anh xung phong tình nguyện nhập ngũ, trở thành chiến sĩ liên lạc, lên dần đến chức vụ tiểu đội trưởng bộ binh.

Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Hai trận Giang Mỗ (1951) anh hùng Cù Chính Lan đều tham gia và chiến đấu anh dũng

Ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô, tại đây anh bị thương và hy sinh.

Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND

4. Dấu ấn của anh 

Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND

Hiện nay tên của anh được đặt cho nhiều đường phố là "phố Cù Chính Lan" (Khương Mai - Thanh Xuân, Hà Nội). Tại Quảng Bình, con đường mang tên Cù Chính Lan (nối đường Nguyễn Thái Học với đường Nguyễn Tri Phương) và các đường Cù Chính Lan ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thành phố Hòa Bình, thành phố Ninh Bình, thành phố Nam Định.

Đánh giá

0

0 đánh giá