15 câu Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 21 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2025: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

Câu 1. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió địa phương.

D. Gió Tây ôn đới.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

A. Nam Phi.

B. Tây Âu.

C. Đông Nga.

D. Nam Mĩ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?

A. Nước.

B. Không khí.  

C. Vô cơ.

D. Hữu cơ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/179, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Đặc điểm sinh thái của rừng nhiệt đới lá

A. nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.

B. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.

C. nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

D. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Sinh vật.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/180, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Cây trồng nào sau đây không tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

A. Dừa.

B. Cao su.

C. Nho.

D. Điều.

Lời giải

Đáp án C.

Ở miền khí hậu nhiệt đới có các loài cây nhiệt đới tiêu biểu như cao su, cà phê, dừa, điều, tiêu,...

Câu 7. Cây công nghiệp lâu năm thường được trồng trên loại đất nào sau đây?

A. Đất feralit.

B. Đất badan.

C. Đất mùn alit.

D. Đất phù sa.

Lời giải

Đáp án B.

Đất badan là loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….

Câu 8. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

B. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

C. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

D. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/178, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Hàn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. nguồn cấp gen.

B. thành phần loài.

C. số lượng loài.

D. môi trường sống.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Đất mặn ở nước ta chủ yếu có các loại cây nào sau đây?

A. Chè, điều, cao su.

B. Sú, vẹt, đước, bần.

C. Lạc, mía, thuốc lá.

D. Cà phê, đước, mía.

Lời giải

Đáp án B.

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, dọc ven biển.

Câu 12. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới ôn hòa?

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với rừng nhiệt đới gió mùa?

A. Cây đặc trưng là họ vang, đậu.

B. Các loài động vật phong phú.

C. Rừng thường có 4-5 tầng cây.

D. Động, thực vật rất phong phú.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?

A. Nam Mĩ.

B. Nam Á.

C. Trung Phi.

D. Tây Âu.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Ở nước ta, rừng khộp phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Bắc.

Lời giải

Đáp án A.

Rừng khộp là một kiểu rừng xen cây lá rụng đặc trưng với cây họ Dầu, là rộng chiếm ưu thế ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma). Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

I. Trước tham quan

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Nội dung 1: Địa hình

- Đặc điểm chung.

- Các dạng địa hình chính.

- Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Nội dung 2: Khí hậu

- Đặc điểm chung.

- Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...).

- Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Nội dung 3: Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi.

- Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ - mùa cạn).

- Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khi hậu,...).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Nội dung 4: Đất

- Các loại đất. Đặc điểm chung của đất.

- Phân bố đất ở địa phương.

- Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,...).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Nội dung 5: Sinh vật

- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là độ che phủ).

- Các loài động vật hoang dã.

- Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, đất,...).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

II. TRONG THAM QUAN

- Bước 1: Thu thập thông tin.

- Bước 2: Thực hiện tham quan.

- Bước 3: Thảo luận với các thành viên khác.

- Bước 4: Tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

III. SAU THAM QUAN

- Bước 1: Tổng hợp các tài liệu.

- Bước 2: Viết báo cáo tham quan.

- Bước 3: Trình bày báo cáo tham quan.

- Bước 4: Mô tả lại quá trình tham quan.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương | Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Trắc nghiệm Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

Trắc nghiệm Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

Trắc nghiệm Bài 23: Con người và thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá