Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
Câu 1 trang 60 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Địa hình ở địa phương em có đặc điểm như thế nào?
Địa hình đó có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu, sông ngòi, sinh vật và cuộc sống của con người?
Lời giải:
- Địa hình: Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng và bồn địa.
- Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 18 - 200C. Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%. Do tác động của địa hình nên khí hậu, có thể chia thành 5 tiểu vùng khí hậu và phân hóa theo độ cao.
- Sông ngòi: Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn (sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim) với tổng chiều dài 320 km. Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Sinh vật: Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu.
- Ảnh hưởng của địa hình đến cuộc sống của con người: Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác ít,…
Câu 2 trang 60 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nêu một số đặc trưng khí hậu ở địa phương em.
Khí hậu đó có tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân trong vùng?
Lời giải:
- Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 18 - 200C. Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%. Do tác động của địa hình nên khí hậu, có thể chia thành 5 tiểu vùng khí hậu và phân hóa theo độ cao.
- Đặc điểm khí hậu thích hợp phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và có tiềm năng du lịch.
Câu 3 trang 60 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Thu thập thông tin, hãy:
- Kể tên một số sông, hồ có ở địa phương em.
- Cho biết nguồn nước sông, hồ ở địa phương em được sử dụng cho những mục đích gì.
- Cho biết chất lượng nguồn nước sông, hồ ở địa phương em.
- Nêu một số biện pháp để cải thiện chất lượng nước sông, hồ và tăng hiệu quả sử dụng nước sông, hồ ở địa phương.
Lời giải:
- Sông: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim; hồ: hồ Thác Bà, hồ Chóp Dù, hồ Đầm Hậu, hồ Vận Hội,…
- Nguồn nước sông, hồ được sử dụng cho những mục đích: nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp, giao thông, thủy điện,…
- Chất lượng nguồn nước sông, hồ đảm bảo, sạch. Tuy nhiên một số đoạn bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm chất thải, rác thải sinh hoạt,…
- Một số biện pháp để cải thiện chất lượng nước sông, hồ và tăng hiệu quả sử dụng nước sông, hồ ở địa phương.
+ Sử dụng tiết kiệm, hợp lí.
+ Không xả rác, chất thải sinh hoạt ra sông, suối.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của nước,…
Hãy thu thập thông tin và cho biết sự thay đổi giới sinh vật ở địa phương em 20 năm trước so với ngày nay.
Lời giải:
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Yên Bái. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu.
Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
1. Một số nội dung
Nội dung 1: Địa hình
- Đặc điểm chung.
- Các dạng địa hình chính.
- Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).
Nội dung 2: Khí hậu
- Đặc điềm chung.
- Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...).
- Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật).
Nội dung 3: Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi.
- Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ - mùa cạn).
- Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu,...).
Nội dung 4: Đất
- Các loại đất. Đặc điểm chung của đất.
- Phân bố đất ở địa phương.
- Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,...).
Nội dung 5: Sinh vật
- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là độ che phủ).
- Các loài động vật hoang dã.
- Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, đất,...).
2. Cách thức tiến hành
a) Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung
b) Phân công nhiệm VII cho các thành viên trong nhóm
c) Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương
d) Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu
- Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
- Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
- Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
- Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.
đ) Viết báo cáo
- Viết báo cáo
Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):
+ Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu mồi trường tự nhiên.
+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
+ Một số giải pháp.
- Trình bày báo cáo
+ Phân công người báo cáo trước lớp.
+ Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,...