Sách bài tập Địa lí 6 Bài 21 (Kết nối tri thức): Biển và đại dương

3.2 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 21: Biển và đại dương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương

Câu 1 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.

a) Đại dương thế giới bao phủ khoảng bao nhiêu % diện tích bề mặt Trái Đất?

A. 30%.                       B. 50%.                       C. 70%.                       D. 80%.

b) Biển Đông là bộ phận của đại dương nào?

A. Đại Tây Dương.                                         B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.                                           D. Bắc Băng Dương.

c) Độ muối trung bình của nước biển là

A. 25%o.                     B. 30%o.                      C. 35%o.                      D. 40%o.

d) Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt độ nước biển?

A. Nhiệt độ bề mặt nước biển thay đổi theo vĩ độ.

B. Nhiệt độ nước biển như nhau ở mọi tầng nước.

C. Nhiệt độ bề mặt nước biển thay đổi theo mùa.

D. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo độ sâu.

e) Ở đới lạnh, độ muối của nước biển nhỏ chủ yếu do

A. băng tan.                B. mưa nhiều.              C. có nhiều sông chảy vào.                 D. độ bốc hơi lớn.

g) Nguyên nhân chủ yếu nào sinh ra sóng biển?

A. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

B. Gió.

C. Động đất.

D. Sự thay đổi nhiệt độ ở các vùng biển.

Lời giải:

a) Chọn C.

b) Chọn B.

c) Chọn C.

d) Chọn B.

e) Chọn A.

g) Chọn B.

SGK/163-164, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Câu 2 trang 49 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho biết tên của các đại dương trong lược đồ sau:

Bài 21: Biển và đại dương

Lời giải:

Bài 21: Biển và đại dương

(1) Đại Tây Dương, (2) Ấn Độ Dương, (3) Thái Bình Dương, (4) Bắc Băng Dương.

Câu 3 trang 49 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp:

Bài 21: Biển và đại dương

Lời giải:

Bài 21: Biển và đại dương

Câu 4 trang 50 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy giải thích nguyên nhân khiến nhiệt độ nước biển trên mặt khác nhau ở các vĩ độ.

Lời giải:

Nguyên nhân khiến nhiệt độ nước biển trên mặt khác nhau ở các vĩ độ là do tác động của lượng bức xạ nhận được từ Mặt Trởi giảm dần theo vĩ độ.

Câu 5 trang 50 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để so sánh giữa sóng thường và sóng thần:

Bài 21: Biển và đại dương

Lời giải:

So sánh giữa sóng thường và sóng thần:

 

Sóng thường

Sóng thần

Tác nhân hình thành chính

Gió

Quá trình nội địa

Đặc điểm

Nước dao động tại chỗ. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

Sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao 20m.

Câu 6 trang 50 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây:

nhỏ nhất (triều kém)                           lực hút                                     lớn nhất (triều cường)

trăng khuyết                             quy luật hằng ngày                            lực li tâm

Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo (1)………. Thuỷ triều hình thành do (2) ........................... của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với (3)....................... của Trái Đất. Mỗi tháng có hai lần thuỷ triều lên, xuống (4) .............................. ... là các ngày trăng tròn hoặc không trăng; đồng thời có hai lần thuỷ triều lên, xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày (5) ………………

Lời giải:

Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo (1) quy luật hằng ngày. Thuỷ triều hình thành do (2) lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với (3) lực li tâm của Trái Đất. Mỗi tháng có hai lần thuỷ triều lên, xuống (4) lớn nhất (triều cường) là các ngày trăng tròn hoặc không trăng; đồng thời có hai lần thuỷ triều lên, xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày (5) trăng khuyết.

Câu 7 trang 50 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

b) Dòng biển được hình thành chủ yếu do tác động của quá trình nội sinh.

c) Dòng biển lạnh là dòng biển chảy từ vĩ độ cao hơn về vĩ độ thấp hơn và ngược lại.

d) Các loại gió thường xuyên trên bề mặt Trái Đất là tác nhân chủ yếu hình thành dòng biển.

e) Dòng biển nóng là dòng biển chảy từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp và ngược lại.

Lời giải:

- Các câu đúng: a, c, d.

- Các câu sai: b, e.

SGK/165-166, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Câu 8 trang 50 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 3 SGK (trang 166), em hãy kể tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở:

a) Thái Bình Dương.

b) Đại Tây Dương.

Lời giải:

Tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở:

 

Thái Bình Dương

Đại Tây Dương

Dòng biển nóng

Cư-rô-si-ô, Nam Xích Đạo.

Guy-a-na, Bra-xin.

Dòng biển lạnh

Pê-ru, Bê-rinh.

Ca-na-ri, Ben-ghê-la.

Câu 10 trang 51 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Bài 21: Biển và đại dương

Lời giải:

 

Biểu hiện

Nguyên nhân

Sóng

Những đợt sóng xô vào bờ.

Gió.

Thủy triều

Triều cường, triều kém.

Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Dòng biển

Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Các loại gió thổi thường xuyên.

Câu 11 trang 51 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nêu một số ví dụ cho thấy thuỷ triều, sóng, dòng biển có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh tế của người dân ven biển.

Lời giải:

- Thuỷ triều: sản xuất điện, lợi dụng thuỷ triều để đưa tàu tải trọng lớn vào cảng, đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối,...

- Sóng: là nguồn năng lượng để sản xuất điện, phục vụ cho du lịch,...

- Dòng biển: điều hoà khí hậu, đem lại nguồn lợi thuỷ sản (đặc biệt là nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh),...

Lý thuyết Bài 21: Biển và đại dương

1. Đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | Kết nối tri thức

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

- Độ muối

+ Nước ở biển và đại dương có vị mặn.

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.

- Nhiệt độ

+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-270C.

+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16-180C.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a) Sóng biển

- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

- Biểu hiện: Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…

b) Thuỷ triều

- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Biểu hiện: Triều cường, triều kém.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | Kết nối tri thức

c) Dòng biển

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

- Biểu hiện: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá