Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
Câu 1 trang 45 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là
A. thượng lưu sông. B. hạ lưu sông. C. lưu vực sông. D. hữu ngạn sông.
b) Phụ lưu sông là
A. con sông nhỏ.
B. sông đổ nước vào sông chính.
C. sông thoát nước cho sông chính.
D. các con sông không phải là sông chính.
c) Với những con sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì
A. mùa lũ là mùa hạ, mùa cạn là mùa đông.
B. mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
C. mùa lũ vào đầu mùa hạ.
D. mùa lũ vào đầu mùa xuân.
d) Ý nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?
A. Hạn chế lãng phí nước. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Góp phần bảo vệ tài nguyên nước. D. Nâng cao sản lượng thuỷ sản.
e) Băng hà chiếm khoảng bao nhiêu phần trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất?
A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4.
g) Băng hà chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích lục địa?
A. 70%. B. 50%. C. 10%. D. 30%.
Lời giải:
a) Chọn C.
b) Chọn B.
c) Chọn B.
d) Chọn D.
e) Chọn D.
g) Chọn C.
SGK/158-162, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Lời giải:
Lời giải:
Lời giải:
Lời giải:
Ví dụ với các địa phương ở miền Bắc
Các con sông ở quê em thường có lũ trong năm vào mùa hạ. Trong thời gian đó lượng nước mưa nhiều, có nhiều đợt mưa rất lớn và có thể xảy ra lũ lụt gây thiệt hại về mùa màng, người,…
Câu 6 trang 47 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Kể tên năm hồ nổi tiếng ở Việt Nam.
Lời giải:
Năm hồ nổi tiếng ở Việt Nam: hồ Ba Bể, hồ Tơ Nưng, hồ Tuyền Lâm, hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ Kẻ Gỗ.
Lời giải:
- Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị (thủy điện, thủy sản, giao thông, du lịch sinh thái,…) của sông, hồ. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Ví dụ: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) vừa được sử dụng trong phát triển du lịch sinh thái, giao thông và vừa nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,…
Lời giải:
- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nguồn nước sạch bởi nó có giá trị rất lớn đối với con người.
- Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngọt
+ Xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi xả ra sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.
+ Nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.
+ Phát triển nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất hóa học,…
Câu 9 trang 47 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy chú thích cho hình sau bằng cách điền các cụm từ:
“tầng nước ngầm, ngấm, mưa, dòng chảy mặt”.
Lời giải:
Câu 10 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nêu ví dụ về vai trò của nước ngầm trong:
- Sinh hoạt
- Nông nghiệp
- Du lịch
Lời giải:
Ví dụ về vai trò của nước ngầm trong:
- Sinh hoạt: cung cấp nước cho mục đích sinh hoạt qua hình thức giếng khoan, giếng đào,...
- Nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho cây trồng, nước cho chăn nuôi,...
- Du lịch: nước ngầm phục vụ du lịch (các hang động, nước khoáng, nước khoáng nóng,...).
Câu 11 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.
Lời giải:
Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm: tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất, khai thác và sử dụng có quy hoạch, xử lí rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt đúng quy trình, trồng cây xanh, trồng rừng,…
Lời giải:
Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người:
- Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
- Cung cấp nước cho các dòng sông.
- Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...
Lý thuyết Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
1. Sông, hồ
a) Sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.
- Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành.
b) Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện.
- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ tài nguyên nước.
2. Nước ngầm (nước dưới đất)
- Khái niệm: Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất.
- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...
- Vai trò
+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.
+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
3. Băng hà (sông băng)
- Đặc điểm
+ 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.
+ Băng hà chủ yếu ở châu Nam cực và đảo Grơn-len.
- Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
+ Cung cấp nước cho các dòng sông.
+ Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,... trong tương lai.