Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

267

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lí 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP: 9 – NĂM HỌC: 2024 - 2025

STT

Nội dung học tập

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

1

Nước Nga và Liên Xô từ 1918 đến 1945

2

 

2

     

2

Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945

2

 

2

     

3

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

2

 

2

     

4

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1

 

1

   

1

Tổng số câu hỏi

7

0

7

0

0

1

Tỉ lệ

20%

20%

15%

Phân môn Địa lí

1

Dân tộc và dân số

1

 

1

     

2

Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

 

1

   

1

3

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

3

 

3

     

4

Công nghiệp

1

 

1

     

5

Dịch vụ

1

 

1

     

Tổng số câu hỏi

7

0

7

0

0

1

Tỉ lệ

20%

20%

15%

Tỉ lệ chung

40%

30%

30%

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Trong những năm 1921 - 1925, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Liên Xô đã thực hiện

A. chính sách mới.

B. chính sách cộng sản thời chiến.

C. chính sách kinh tế mới.

D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng những thành tựu mà Liên Xô đạt được trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 - 1941)?

A. Thanh toán nạn mù chữ.

B. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

C. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước.

D. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học trong cả nước.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1925 - 1941?

A. Mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

B. Mất cân đối giữa ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp.

C. Vi phạm nguyên tắc tự chủ trong công nghiệp hoá.

D. Vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

Câu 4. Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì

A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.

B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn.

C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

D. phát xít Đức tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941.

Câu 5. Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã hình thành, đó là

A. Liên hợp quốc.

B. Quốc tế Cộng sản.

C. Hội Quốc liên.

D. Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế.

Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.  

B. Pháp.

C. Đức.   

D. Mĩ.

Câu 7. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa phát xít Đức là

A. sự ủng hộ về vũ khí chiến tranh của I-ta-li-a.

B. sự phát triển kinh tế của Đức giai đoạn 1924 - 1929.

C. chính sách dung dưỡng, thoả hiệp của Anh, Pháp và Ba Lan.

D. hậu quả nặng nề của cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933.

Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Khôi phục sản xuất, đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

B. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Mĩ.

C. Giải quyết được nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

D. Góp phần giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 9. Ý nào sau đây là tình hình của Nhật Bản sau cuộc đại suy thoái kinh tế?

A. Chủ nghĩa quân phiệt phục hồi, tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

B. Đảng phát xít nắm quyền lãnh đạo, tiến hành quân sự hóa đất nước.

C. Chính phủ tìm cách khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.

D. Đảng Cộng sản lên nắm quyền, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

Câu 10. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong những năm 1930 - 1939?

A. Đảng Lao động Việt Nam.

B. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 11. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự bùng nổ và phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929, ngoại trừ việc

A. mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng gay gắt.

B. thực dân Anh tăng cường bóc lột nhân dân Ấn Độ để bù đắp thiệt hại của chiến tranh.

C. các lực lượng dân tộc tiên tiến ở Ấn Độ ngày càng lớn mạnh.

D. Anh nới lỏng chính sách cai trị, tạo ra cơ hội thuận lợi để nhân dân Ấn Độ đấu tranh.

Câu 12. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nét mới là

A. phong trào đấu tranh diễn ra dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”.

B. con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

D. các phong trào đấu tranh đều thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân.

Câu 13. Sự kiện châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933).

B. Đức tấn công Ba Lan (1-9-1939).

C. Nhật tấn công Mỹ (7-12-1941).

D. chiến dịch Xta-lin-grát (11-1942).

Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Mãn Châu.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Liên hệ và cho biết: có điểm gì tương đồng trong nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở

A. đồng bằng.

B. thung lũng.

C. miền núi.

D. cao nguyên.

Câu 2. Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt nào dưới đây? 

A. Trang phục, ngôn ngữ, quần cư, phong tục tập quán. 

B. Trình độ học vấn, trang phục, địa bàn cư trú. 

C. Ngoại hình, trang phục, cách cư xử với người lạ. 

D. Màu da, ngôn ngữ, màu tóc, quần cư. 

Câu 3. Dân cư tập trung đông ở

A. đồng bằng.

B. miền núi.

C. cao nguyên.

D. thung lũng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với hậu quả của đô thị hóa tự phát?

A. Ách tắc giao thông ở các đô thị.

B. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.

C. Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.

D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 5. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?

A. Hợp tác xã nông - lâm.

B. Kinh tế hộ gia đình.

C. Nông trường quốc doanh.

D. Trang trại, đồn điền.

Câu 6. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa trong một năm là nhờ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Nguồn sinh vật phong phú.

C. Phần lớn là đất phù sa màu mỡ.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 7. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào dưới đây?

A. Rừng đặc dụng.

B. Rừng nguyên sinh.

C. Rừng sản xuất.

D. Rừng phòng hộ.

Câu 8. Rừng sản xuất là

A. các cánh rừng chắn cát.

B. các dải rừng ven biển.

C. các khu rừng đầu nguồn.

D. rừng nguyên liệu giấy.

Câu 9. Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng nào dưới đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 10. Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỉ trọng sản lượng khai thác.

B. tăng cả tỉ trọng sản lượng nuôi trồng và tỉ trọng sản lượng khai thác.

C. giảm tỉ trọng sản lượng nuôi trồng, tăng tỉ trọng sản lượng khai thác.

D. giảm cả tỉ trọng sản lượng nuôi trồng và tỉ trọng sản lượng khai thác.

Câu 11. Ngành kinh tế nào sau đây có vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Lâm nghiệp.

Câu 12. Công nghiệp nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ cấu ngành đa dạng.

B. Phân bố rất đồng đều.

C. Sử dụng công nghệ ít.

D. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

Câu 13. Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu nào sau đây?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vinh.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế.

Câu 14. Sự phân bố các trung tâm thương mại ít phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Quy mô của dân số.

B. Chất lượng lao động.

C. Sức mua của người dân.

D. Các hoạt động kinh tế.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thiện bảng so sánh sau đây về hai loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

 

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Chức năng

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

Thường là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông.

Hoạt động 

kinh tế chính

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

Mật độ dân cư

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

………………………………………...

Kiến trúc 

cảnh quan

Có sự thay đổi, gần với quần cư đô thị.

………………………………………...

………………………………………...

 

ĐÁP ÁN

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-D

3-C

4-D

5-B

6-D

7-D

8-B

9-A

10-D

11-D

12-C

13-B

14-A

           

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

STT

Nội dung

Biểu điểm

1

Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Liên hệ và cho biết: có điểm gì tương đồng trong nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?

1,5

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:

 

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp.

0,5

+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.

0,25

+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

0,25

- Điểm tương đồng: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX đều là do: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

0,5

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-A

4-D

5-B

6-D

7-D

8-D

9-B

10-A

11-A

12-A

13-A

14-B

           

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

Mỗi ý trả lời đúng, được 0,25 điểm

 

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Chức năng

Thường là trung tâm hành chính và văn hóa.

Thường là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông.

Hoạt động 

kinh tế chính

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Công nghiệp và dịch vụ.

Mật độ dân cư

Mật độ dân số thấp, phân bố thành làng, thôn, ấp, bản, buôn, plây, phum, sóc.

Mật độ dân cư cao, phân loại là thị trấn, thị xã, thành phố,…

Kiến trúc 

cảnh quan

Có sự thay đổi, gần với quần cư đô thị.

Phổ biến là nhà ống, nhà cao tầng, kiểu nhà biệt thự, kiến trúc độc đáo,…

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Chính sách kinh tế mới được đề ra và thực hiện ở nước Nga Xô viết trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Hòa bình đã lập lại nhưng đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng.

B. Đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp..

C. Các nước đế quốc đã từ bỏ chính sách cô lập nước Nga.

D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bôn-sê-vích bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc

A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.

B. thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ.

C. nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế.

D. khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga.

Câu 3. Tại sao để xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, không đáp ứng được nhiệm vụ của thời kì mới.

B. Nước Nga trước đây chưa tiến hành cách mạng công nghiệp.

C. Nền sản xuất trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

D. Yêu cầu từ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 - 1941, Liên Xô gặp phải những hạn chế gì?

A. Vi phạm nguyên tắc tự quyết dân tộc trong quá trình liên hiệp liên bang.

B. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đạt thành tựu không cao.

C. Không chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng.

D. Nóng vội, không tôn trọng các quy luật phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 5. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng

A. Chính sách mới.

B. Chính sách kinh tế mới (NEP).

C. Kế hoạch Mác-san.

D. Chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 6. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế cộng sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đấu tranh với mục tiêu trước mắt là chống

A. chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh xâm lược.

B. chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

C. chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

D. chiến tranh thế giới và đói nghèo, dịch bệnh.

Câu 7. Vì sao Đảng Quốc xã có thể kích động được chủ nghĩa phục thù ở Đức trong những năm 1929 - 1939?

A. Tranh thủ tâm lý bất mãn người dân với nền Cộng hòa Vaima.

B. Tranh thủ bất mãn của nhân dân với hội nghị Oasinhtơn.

C. Lợi dụng sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo ở Đức.

D. Lợi dụng tâm lí bất mãn của người dân Đức đối với hòa ước Vécxai.

Câu 8. Trong những năm 1929 - 1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là do

A. cách thức quản lý sản xuất truyền thống không còn hiệu quả.

B. hậu quả của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu.

C. sản xuất ồ ạt, không chú ý đến cải thiện đời sống nhân dân.

D. ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 9. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược khu vực nào

sau đây?

A. Mỹ La-tinh.

B. Đông Nam Á.

C. Tây Nam Á.

D. Đông Nam Âu.

Câu 10. Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ.

D. Đảng Xã hội Dân chủ Ấn Độ.

Câu 11. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động.                      

B. sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.

C. khuynh hướng vô sản ra đời và chiếm ưu thế tuyệt đối.

D. tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản.

Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á trong những năm 1919 - 1939?

A. Phong trào cách mạng lan rộng khắp các khu vực: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và Tây Á.

B. Giai cấp công nhân ở các nước châu Á tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

C. Các Đảng Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

D. Các phong trào đấu tranh đều thắng lợi, đưa đến sự ra đời của các nhà nước dân chủ nhân dân.

Câu 13. Sự kiện nào đã làm biến đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô tham gia chiến tranh.

B. Chiến thắng Xta-lin-grát của Liên Xô.

C. Mĩ tham gia chiến tranh.

D. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích những nguyên nhân làm nên thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Theo em, thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)

Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào dưới đây?

A. Chăm, Mông, Hoa.

B. Tày, Thái, Nùng.

C. Mường, Dao, Khơme.

D. Ê đê, Giarai, Bana.

Câu 2. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. trình độ chuyên môn còn hạn chế.

B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.

D. số lượng quá đông và tăng nhanh.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở khu vực nào dưới đây?

A. Hải đảo.

B. Đồng bằng.

C. Đô thị.

D. Ven biển.

Câu 4. Theo Tổng cục thống kê, năm 2023 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích là 40 576 km2, dân số là 17,4 triệu người. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là

A. 428 người/km2.

B. 429 người/km2.

C. 492 người/km2.

D. 430 người/km2.

Câu 5. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?

A. Đàn bò.

B. Đàn gà, vịt.

C. Đàn trâu.

D. Đàn lợn.

Câu 6. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn?

A. Nhiều đồng cỏ.

B. Đất màu mỡ.

C. Nguồn vốn lớn.

D. Số dân đông.

Câu 7. Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm nước ta tăng do

A. trồng rừng.

B. dân tăng.

C. khai hoang.

D. thủy lợi.

Câu 8. Hoạt động lâm nghiệp nước ta không bao gồm

A. du lịch sinh thái.

B. khai thác gỗ, lâm sản.

C. khoanh nuôi rừng.

D. trồng và bảo vệ rừng.

Câu 9. Tỉnh nào dưới đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?

A. Bình Thuận.

B. Cần Thơ.

C. Kiên Giang.

D. Ninh Thuận.

Câu 10. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn do

A. nhiều đảo, vũng, vịnh ven biển.

B. ven biển nhiều cửa sông rộng lớn.

C. có nhiều bãi triều, đầm phá rộng.

D. nhiều sông, hồ, suối, ao dày đặc.

Câu 11. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Luyện kim.

B. Hoá chất.

C. Năng lượng.

D. Thực phẩm.

Câu 12. Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp khai thác khí tự nhiên.

B. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.

C. Công nghiệp sản xuất máy vi tính.

D. Công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 13. Vùng nào sau đây ở nước ta không có cảng hàng không quốc tế?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14. Nguyên nhân các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành thị nhiều hơn ở khu vực nông thôn do

A. mức sống cao, môi trường sống trong lành.

B. dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển.

C. dịch vụ vận tải phát triển và có ít thiên tai.

D. xuất hiện nhiều trung tâm lớn và thưa dân.

Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): So sánh và chỉ ra điểm khác biệt giữa hai loại hình: quần cư nông thôn và quần cư thành thị, trên các phương diện: chức năng; hoạt động kinh tế chính; mật độ dân cư.

Đánh giá

0

0 đánh giá