Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử và Địa lí 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP: 9 – NĂM HỌC: 2024 - 2025
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Ý nào sau đây mô tả đúng tình hình nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập?
A. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là công nghiệp hoá.
B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
C. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, tiêu diệt bộ phận bóc lột ở nông thôn.
D. Thực hiện cách mạng văn hóá, xoá nạn mù chữ trong cả nước.
Câu 2. Cuối tháng 12/1922, ở nước Nga Xô Viết đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
A. Chính quyền Xô viết chính thức được thành lập.
B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.
C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập.
D. Chính quyền Xô viết ra Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.
Câu 3. Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là
A. tiếp tục duy trì chế độ trưng thu lương thực thừa.
B. thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
C. thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thực.
D. thay thế chế độ trưng thu bằng tự nguyện nộp lương thực thừa.
Câu 4. Thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là
A. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
B. tỉ trọng nông nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu kinh tế.
C. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
D. trở thành cường quốc nông nghiệp đứng đầu châu Âu.
Câu 5. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933) bắt đầu từ lĩnh vực
A. nông nghiệp.
B. công nghiệp.
C. tài chính- ngân hàng.
D. thương mại - dịch vụ.
Câu 6. Ý nào sau đây phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Mỹ giai đoạn 1924-1929?
A. Lâm vào đại suy thoái khiến sản lượng công nghiệp sụt giảm.
B. Phát triển nhanh chóng, xen kẽ với khủng hoảng nhẹ.
C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
D. Tiến hành công cuộc công nghiệp hoa xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?
A. Hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.
B. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
C. Sức mua của nhân dân giảm sút.
D. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.
B. Khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.
Câu 9. Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX?
A. Đảng Dân chủ Tự do.
B. Đảng Xã hội.
C. Đảng Dân chủ.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 10. Tháng 8-1945, các quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được chính quyền thành công?
A. Việt Nam và Phi-lip-pin.
B. Xiêm và Mã Lai.
C. Việt Nam và In-dô-nê-xi-a.
D. In-dô-nê-xi-a và Lào.
Câu 11. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra thông qua việc
A. chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
B. chuyển đổi từ chế độ đa đảng sang chế độ một đảng, do các tướng lĩnh đứng đầu.
C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của Thiên hoàng và đàn áp phong trào cộng sản.
Câu 12. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương vì
A. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B. xác lập một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản.
C. đánh dấu giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực lượng cách mạng độc lập.
D. mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
Câu 13. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục phát xít” được hình thành bao gồm
A. Đức, Áo - Hung.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
C. I-ta-li-a, Hunggari, Áo.
D. Mĩ, Liên Xô, Anh.
Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2/1943) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn phát xít Đức.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức.
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy làm rõ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới tính ở nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có xu hướng giảm.
B. Tỉ lệ nữ cao hơn nam và có hu hướng tăng.
C. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng giảm.
D. Tỉ lệ nữ thấp hơn nam và có xu hướng tăng.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với vấn đề nào dưới đây?
A. Môi Trường và chất lượng cuộc sống.
B. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
C. Sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường.
Câu 3. “Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước”. Đó là đặc điểm của loại hình quần cư nào dưới đây?
A. Các siêu đô thị.
B. Quần cư đô thị.
C. Lối sống nông thôn.
D. Quần cư nông thôn.
Câu 4. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc
A. nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
D. nâng cao tay nghề cho lao động.
Câu 5. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?
A. Phù sa.
B. Mùn núi cao.
C. Feralit.
D. Đất cát biển.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta?
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
C. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
D. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
Câu 7. Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta không bao gồm
A. rừng tự nhiên.
B. rừng phòng hộ.
C. rừng đặc dụng.
D. rừng sản xuất.
Câu 8. Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ?
A. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Nhiều ngư trường trọng điểm.
D. Lượng mưa trung bình năm lớn.
Câu 9. Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường nào dưới đây?
A. Cà Mau - Kiên Giang.
B. Ninh Thuận - Bình Thuận.
C. Hải Phòng - Quảng Ninh.
D. Hoàng Sa - Trường Sa.
Câu 10. Tỉnh nào dưới đây dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản?
A. Quảng Ninh.
B. Bình Thuận.
C. Cà Mau.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 11. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?
A. Than, dầu khí.
B. Mangan, crôm.
C. A-pa-tit, đồng.
D. Crôm, pirit.
Câu 12. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến ngành công nghiệp của nước ta không phải là
A. Chính sách, thị trường.
B. Dân cư và lao động.
C. Cơ sở hạ tầng, vật chất.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 13. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch thiên nhiên?
A. Văn hóa dân gian.
B. Các công trình kiến trúc.
C. Các lễ hội truyền thống.
D. Các bãi tắm và đảo.
Câu 14. Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Truyền thống văn hóa dân tộc, cơ sở hạ tầng.
B. Cơ cấu dân số, mức sống và quy mô dân số.
C. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Sự phân bố dân cư, trình độ phát triển kinh tế.
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
Tư liệu. “Năm 2021, ngành công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính chiếm 25,3 %; công nghiệp dệt, may và giày, dép chiếm 11,1 %; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống chiếm 12,6 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đây là một số ngành công nghiệp đóng góp tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, thúc đấy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
(Số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, 2022)
a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp của nước ta năm 2021.
b) Các ngành công nghiệp nêu trên chiếm bao nhiêu % trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước năm 2021?
ĐÁP ÁN
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển
A. công nghiệp nặng.
B. công nghiệp trí tuệ.
C. công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp vũ trụ.
Câu 2. Một trong những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá, xã hội của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941) là
A. phổ cập giáo dục trung học trên toàn quốc.
B. xoá bỏ tầng lớp bóc lột ở khu vực thành thị.
C. du nhập văn hóa tiên tiến từ bên ngoài.
D. giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao phát triển.
Câu 3. Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Câu 4. Việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.
B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.
C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.
Câu 5. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
C. Nhật Bản, Mĩ, Liên Xô.
D. Anh, Đức, Trung Quốc.
Câu 6. Đạo luật nào không nằm trong Chính sách mới của nước Mĩ?
A. Đạo luật ngân hàng.
B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng châu Âu.
Câu 7. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là
A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.
B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.
C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.
D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu.
Câu 8. Ý nghĩa của sự thành lập Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng ở châu Âu là
A. thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.
B. thúc đẩy sự hình thành nhiều nhà nước vô sản.
C. định hướng sự phát triển của phong trào nông dân.
D. giành ruộng đất và quyền lợi cho bộ phận tiểu nông.
Câu 9. Phong trào đấu tranh nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?
A. Phong trào Bách nhật Duy tân.
B. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
D. Phong trào Ngũ Tứ.
Câu 10. Người đứng đầu Đảng Quốc đại và được coi “linh hồn” của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỉ XX là
A. M. Gan-đi.
B. R. Ta-go.
C. B. Ti-lắc.
D. I. Lê-nin.
Câu 11. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
C. làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.
D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ do
A. chính sách bắt lính của Pháp.
B. chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp.
C. chính sách chia để trị của Pháp.
D. chính sách độc quyền muối, sắt của Pháp.
Câu 13. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 14. Sự kiện nào sau đây thúc đẩy mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc?
A. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc (1931).
B. Hít-le trở thành Thủ tướng Đức (1933).
C. Liên Xô hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa (1937).
D. Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ và kéo dài (1929 -1933).
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã để lại những hậu quả nào cho nhân loại? Em hãy liên hệ và cho biết: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những bài học gì cho việc bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào dưới đây?
A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
C. Tây, Nùng, Ê -Đê, Ba -Na.
D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do
A. Nguồn gốc phát sinh.
B. Chính sách của nhà nước.
C. Điều kiện tự nhiên.
D. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.
Câu 3. Dân cư thưa thớt ở
A. trung du và miền núi.
B. đồng bằng ven biển.
C. đồng bằng châu thổ.
D. các trung tâm kinh tế.
Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của quần cư nông thôn phát triển trong những năm gần đây?
A. Ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá.
B. Sự gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.
C. Kinh tế phát triển, chất lượng lao động cải thiện.
D. Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn và mở rộng.
Câu 5. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Câu 6. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?
A. Có sự phân bố khá đồng đều trên khắp cả nước.
B. Chủ yếu là nước trên mặt, không có nước ngầm.
C. Phân bố không đều theo thời gian trong một năm.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt.
Câu 7. Rừng sản xuất nước ta phân bố ở
A. trung du, miền núi.
B. đồng bằng châu thổ.
C. đồng bằng ven biển.
D. cao nguyên đá vôi.
Câu 8. Loại rừng nào dưới đây có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng quốc gia.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Câu 9. Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 10. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh chủ yếu là do
A. đẩy mạnh đánh bắt và thời tiết thuận lợi.
B. lao động có tay nghề và sử dụng tàu lớn.
C. làng nghề đánh bắt tăng, đánh bắt xa bờ.
D. ngư cụ dần hiện đại, đẩy mạnh nuôi trồng.
Câu 11. Loại tài nguyên nào sau đây là nguyên liệu trong ngành công nghiệp khai khoáng nước ta?
A. Khoáng sản.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Đất đai.
Câu 12. Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng chủ yếu do
A. nhiều tài nguyên có giá trị cao.
B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C. nhiều tài nguyên trữ lượng lớn.
D. tài nguyên phân bố ở nhiều nơi.
Câu 13. Vùng nào sau đây có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước?
A. Đồng bằng Sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 14. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?
A. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
B. Dân cư và nguồn lao động, truyền thống văn hóa dân tộc.
C. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của Đảng, nhà nước.
D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng các đô thị.
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích đặc điểm phân bố dân cư ở Việt Nam.