Sách bài tập Địa lí 6 Bài 16 (Kết nối tri thức): Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

3.1 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu 1 trang 36 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.

a) Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có

A. khí áp thấp hơn.                                                     B. độ ẩm cao hơn.

C. gió Mậu dịch thổi.                                                  D. góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.

b) Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2 000 mm/năm?

A. Khu vực cực.                                                          B. Khu vực ôn đới.

C. Khu vực chí tuyến.                                                 D. Khu vực Xích đạo.

c) Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt ở độ cao cách mặt đất là

A. 1 m.                        B. 1,5 m.                                 C. 2 m.                        D. 2,5 m.

Lời giải:

a) Đáp án: D.

b) Đáp án: D.

c) Đáp án: B.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Câu 2 trang 37 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Tất cả các trạm khí tượng trên thế giới đo nhiệt độ vào cùng thời điểm: 0, 6, 12, 18 giờ ở Grin-uých - Vương quốc Anh (giờ GMT). Vậy các trạm khí tượng ở Việt Nam đo nhiệt độ vào các giờ nào?

Lời giải:

- Anh ở múi giờ 0, Việt Nam ở múi giờ 7 -> Chênh lệch giờ là: 7.

- Khi tất cả các trạm khí tượng trên thế giới đo nhiệt độ vào cùng thời điểm: 0, 6, 12, 18 giờ ở Grin-uých - Vương quốc Anh (giờ GMT).

-> Các trạm khí tượng ở Việt Nam đo nhiệt độ vào thời điểm: 7, 13, 19, 25 giờ (1 giờ sáng ngày hôm sau).

Câu 3 trang 37 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy sắp xếp thứ tự các ý a, b, c, d cho đúng với quá trình nóng lên của khí quyển.

a) Bề mặt đất phát ra năng lượng                   b) Tia sáng mặt trời đi xuyên qua khí quyển

c) Làm nóng khí quyển                                   d) Làm nóng bề mặt đất

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Lời giải:

Đáp án: b - d - a - c.

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu 4 trang 37 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nhiệt độ trung bình các tháng và năm tại một trạm khí tượng là:

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Em hãy cho biết:

- Nhiệt độ trung bình năm.

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất.

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất.

Lời giải:

- Nhiệt độ trung bình năm của trạm: 11,3°C.

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 19,4°C.

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 3,3°C.

Câu 5 trang 38 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho biểu đồ sau:

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Dựa vào biểu đồ, em hãy:

- Nêu diễn biến thay đổi nhiệt độ trong ngày.

- Nêu thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày.

- Nêu thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

Lời giải:

- Diễn biến thay đổi nhiệt độ trong ngày:

+ Từ 0 giờ đến 7 giờ, nhiệt độ giảm nhẹ từ khoảng 16,4°C xuống khoảng 15,5°C.

+ Từ 7 giờ đến 15 giờ nhiệt độ tăng từ khoảng 15,5oC lên khoảng 19°C.

+ Từ 15 giờ đến 24 giờ, nhiệt độ giảm từ khoảng 19°C xuống còn khoảng 16,4°C.

- Thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày: 15 giờ (19°C).

- Thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong ngày: 7 giờ (15,5°C).

Câu 6 trang 38 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp.

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Lời giải:

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu 7 trang 39 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Em hãy hoàn thành Sơ đồ quá trình hình thành mây và mưa vào vở bằng cách chú thích cho các mũi tên.

 

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Lời giải:

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu 8 trang 39 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho bảng số liệu lượng mưa ở một trạm khí tượng:

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết:

- Các tháng có lượng mưa nhiều (trên 100 mm).

- Các tháng có lượng mưa ít (dưới 100 mm).

- Tổng lượng mưa năm.

Lời giải:

- Các tháng có lượng mưa nhiều (trên 100 mm) là tháng: 6, 7, 8, 9, 10, 11.

- Các tháng có lượng mưa ít (dưới 100 mm) là tháng: 12, 1, 2, 3, 4, 5.

- Tổng lượng mưa năm là: 2 089 mm.

Lý thuyết Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1. Nhiệt độ không khí

a) Nhiệt độ không khí và cách s dụng nhiệt kế

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

Đặc điểm: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m.

- Thời gian đo: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điềm: 1, 7, 13, 19 giờ).

b) Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. 

- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

2. Mây và mưa 

a) Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

* Độ ẩm không khí

- Trong không khí có hơi nước.

- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.

- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.

- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc vơi khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ.

* Mây và mưa

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

 - Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.

- Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá