Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Câu 1 trang 34 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần không khí gần bề mặt đất là
A. oxy. B. carbonic. C. nito. D. ô-dôn.
b) Thứ tự các tầng của khí quyển từ bề mặt đất trở lên là
A. đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
B. các tầng cao của khí quyển, bình lưu, đối lưu.
C. bình lưu, đối lưu, các tầng cao của khí quyển.
D. các tầng cao của khí quyển, đối lưu, bình lưu.
c) Gió là sự chuyển động của không khí từ
A. nơi áp thấp đến nơi áp cao.
B. nơi áp cao đến nơi áp thấp.
C. nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
D. nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao.
Lời giải:
a) Đáp án: C.
b) Đáp án: A.
c) Đáp án: B.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Câu 2 trang 34 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Hơi nước trong khí quyển cần thiết trong quá trình tạo ra các hiện tượng thời tiết và cần thiết cho sự sống.
b) Oxy cần thiết cho quá trình quang hợp.
c) Carbonic cần thiết cho quá trình quang hợp.
d) Tầng đối lưu có độ dày lớn nhất.
e) Đơn vị đo khí áp là mb.
Lời giải:
- Câu đúng: a, c, e.
- Câu sai: b, d.
SGK/142, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Câu 3 trang 35 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy ghi chú cho hình sau:
Lời giải:
(1) Tầng đối lưu; (2) Tầng bình lưu; (3) Các tầng cao của khí quyển.
Câu 4 trang 35 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
Lời giải:
Lời giải:
Lời giải:
Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
1. Thành phần không khí gần bề mặt đất
- Khí ni tơ chiếm 78%.
- Khí ôxi chiếm 21%.
- Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.
-> Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.
2. Các tầng khí quyển
Gồm 3 tầng: Đối lưu, Bình lưu, Tầng cao khí quyển.
* Tầng đối lưu
- Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16km.
- Tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,60C.
* Tầng bình lưu
- Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16-80km, không khí chuyển động theo chiều ngang.
- Có lớp ô dôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của Mặt Trời đối với sinh vật và con người.
* Ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.
3. Các khối khí
- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
* Khí áp
- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
* Các đai khí áp trên Trái Đất
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
- Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N.
- Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300B và N và khoảng vĩ độ 900B và N (cực Bắc và Nam).
5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
Loại gió |
Phạm vi |
Hướng gió |
Tín phong |
Từ khoảng các vĩ độ 300B và N về Xích đạo. |
Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam. |
Tây ôn đới |
Từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc. |
Đông cực |
Từ khoảng các vĩ độ 900B và N về 600B và N. |
Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. |