Sách bài tập Địa lí 6 Bài 14 (Kết nối tri thức): Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

2.6 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | SBT Địa 6 Kết nối tri thức sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình
đơn giản | SBT Địa 6 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 32 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:

Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

- Cho biết độ cao của điểm A, B, K.

- So sánh độ dốc của sườn A – D và C – D.

- Kể tên các điểm có độ cao dưới 10 m.

Lời giải:

- Độ cao các điểm A, B, K là:

+ Độ cao điểm A: 10 m.

+ Độ cao điểm B: 30 m.

+ Độ cao điểm K: 20 m.

- Sườn A - D có độ dốc lớn hơn sườn C - D do các đường đồng mức sườn A - D gần nhau hơn.

- Các điểm có độ cao dưới 10 m: E, G.

Bài tập 2 trang 33 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đọc lát cắt địa hình:

Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Căn cứ vào lát cắt, cho biết:

- Hướng của lát cắt.

- Độ dài của lát cắt.

- Nơi bắt đầu lát cắt, nơi kết thúc lát cắt, độ cao của điểm bắt đầu và kết thúc lát cắt.

- Các dạng địa hình lát cắt đi qua:

+ Tên và độ cao của các đỉnh núi.

+ Tên sông, hồ.

Lời giải:

- Hướng của lát cắt: Tây Bắc - Đông Nam.

- Độ dài của lát cắt: Lát cắt không có tỉ lệ ngang nên không tính được độ dài của lát cắt trên thực tế.

- Nơi bắt đầu lát cắt, nơi kết thúc lát cắt, độ cao của điểm bắt đầu và kết thúc lát cắt.

+ Nơi bắt đầu của lát cắt là núi Pu Tha Ca, cao 2 274 m.

+ Nơi kết thức của lát cắt là đảo Cát Bà, cao khoảng 500 m.

- Các dạng địa hình lát cắt đi qua:

+ Các núi: Pu Tha Ca (2 274 m), Phia Bi-ooc (1 578 m), Yên Tử (1 068 m) và đảo Cát Bà (500 m).

+ Các sông: sông Thương, sông Lục Nam.

+ Các hồ: hồ Ba Bể.

Lý thuyết Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điềm trên lược đồ. 

- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.

- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Kết nối tri thức

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản 

Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điềm bắt đầu và điềm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điềm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thề tinh được khoảng cách giữa các địa điềm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá