Sách bài tập Địa lí 6 Bài 13 (Kết nối tri thức): Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

2.3 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Câu 1 trang 28 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để so sánh đặc điểm của núi và đồi.

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Lời giải:

Dạng địa hình

Núi

Đồi

Đỉnh

Nhọn.

Tròn.

Sườn

Dốc.

Thoải.

Độ cao

Từ 500m so với mực nước biển.

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Câu 2 trang 29 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dựa vào các đặc điểm đã nêu ở câu 1, hãy vẽ hình thể hiện một quả núi và một quả đồi.

Lời giải:

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Câu 3 trang 29 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy xác định độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của một số địa điểm.

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

a) Đối với điểm A:

- Độ cao tuyệt đối của điểm A.

- Độ cao tương đối của điểm A so với điểm B.

- Độ cao tương đối của điểm A so với điểm C.

b) Đối với điểm B:

- Độ cao tuyệt đối của điểm B.

- Độ cao tương đối của điểm B so với điểm C.

Lời giải:

a) Đối với điểm A:

- Độ cao tuyệt đối của điểm A là: 4 000 m.

- Độ cao tương đối của điểm A so với điểm B là: 1 500 m.

- Độ cao tương đối của điểm A so với điểm C là: 2 500 m.

b) Đối với điểm B:

- Độ cao tuyệt đối của điểm B là: 2 500 m.

- Độ cao tương đối của điểm B so với điểm C là: 1 000 m.

Câu 4 trang 29 sách bài tập Địa Lí lớp 6:

a) Đỉnh núi cao nhất nước ta có độ cao 3 143 m. Em hãy cho biết tên của đỉnh núi đó.

b) Độ cao của các đỉnh núi ghi trên bản đồ là độ cao tương đối hay độ cao tuyệt đối?

Lời giải:

a) Đỉnh núi cao nhất nước ta là đỉnh Phan-xi-păng (3 143 m).

b) Độ cao của các đỉnh núi ghi trên bản đồ là độ cao tuyệt đối.

Câu 5 trang 30 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp.

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Lời giải:

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Câu 6 trang 30 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.

Một khu vực có đặc điểm: bề mặt tương đối bằng phẳng, cao 150 m so với mực nước biển, có diện tích khoảng 1 triệu km2. Khu vực đó được xếp vào dạng địa hình nào?

A. Vùng núi.               B. Vùng đồi.               C. Đồng bằng.             D. Cao nguyên.

Lời giải:

Chọn B.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Câu 7 trang 30 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy kể tên một số dạng địa hình ở nước ta.

- Tên ba đỉnh núi

- Tên ba đồng bằng

- Tên ba cao nguyên

Lời giải:

Tên một số dạng địa hình ở nước ta:

- Tên ba đỉnh núi: Phan-xi-păng, Pu-si-lung, Ngọc Linh.

- Tên ba đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Thanh Hoá.

- Tên ba cao nguyên: Đồng Văn, Mộc Châu, Lâm Viên.

Câu 8 trang 31 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dựa vào lược đồ khoáng sản Việt Nam dưới đây:

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

a) Sắp xếp các khoáng sản trong bảng chú giải vào các nhóm theo mẫu sau: 

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

b) Cho biết các địa điểm dưới đây có các loại khoáng sản nào.

- Lào Cai

- Cao Bằng

- Thái Nguyên

- Quảng Ninh

- Thạch Khê (Hà Tĩnh)

- Bồng Miêu (Quảng Nam)

- Lâm Đồng

Lời giải:

a) Các loại khoáng sản

Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)

Khoáng sản kim loại

Khoáng sản phi kim loại

Kim loại đen

Kim loại màu

Than, than bùn, dầu mỏ, khí đốt.

Sắt, man-gan, crôm.

Bô-xít, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan.

Cát thủy tinh, đá quý, a-pa-tít, đất hiếm.

b) Các loại khoáng sản có ở các địa điểm:

- Lào Cai: a-pa-tít, đồng.

- Cao Bằng: thiếc, man-gan.

- Thái Nguyên: bô-xít.

- Quảng Ninh: than đá, than bùn.

- Thạch Khê (Hà Tĩnh): sắt.

- Bồng Miêu (Quảng Nam): vàng.

- Lâm Đồng: bô-xít.

Câu 9 trang 32 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Nêu công dụng của từng nhóm khoáng sản (khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại).

Lời giải:

Công dụng của các nhóm khoáng sản:

- Khoáng sản năng lượng: nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...

- Khoáng sản kim loại: nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu (sản xuất gang, thép, đồng,...).

- Khoáng sản phi kim loại nguyên liệu sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,…

Đánh giá

0

0 đánh giá