Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Câu 1 trang 12 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Kí hiệu bản đồ dùng để
A. xác định phương hướng trên bản đồ. B. xác định toạ độ địa lí trên bản đồ.
C. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. biết tỉ lệ của bản đồ.
b) Để thể hiện một nhà máy trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu nào?
A. Kí hiệu điểm. B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu diện tích. D. Cả ba loại kí hiệu trên.
Lời giải:
a) Chọn C.
b) Chọn A.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Lời giải:
- Kí hiệu điểm: than đá, dầu mỏ, đỉnh núi, thành phố, hang động, cà phê, bò.
- Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, bãi cát.
- Kí hiệu đường: đường sắt, sông.
- Kí hiệu điểm
- Kí hiệu đường
- Kí hiệu diện tích
Lời giải:
- Kí hiệu điểm: núi lửa, độ cao đỉnh núi,...
- Kí hiệu đường: sông.
- Kí hiệu diện tích: đầm lầy, hoang mạc, sa mạc,...
Câu 4 trang 13 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho bảng chú giải:
Quan sát bảng chú giải, em hãy:
- Cho biết các loại kí hiệu được thể hiện trong bảng chú giải.
- Nêu những đối tượng bản đồ thể hiện.
Lời giải:
- Các loại kí hiệu được thể hiện trong bảng chú giải: kí hiệu diện tích, kí hiệu điểm, kí hiệu đường.
- Những đối tượng bản đồ thể hiện:
+ Kí hiệu diện tích: các loại đất (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất lâm nghiệp,...).
+ Kí hiệu điểm: lúa, ngô, khoai, lạc, trâu, bò, cây ăn quả, thị trấn,...
+ Kí hiệu đường: quốc lộ, tỉnh lộ, sông.
- Nội dung và phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- Các lục địa nằm ở bán cầu Tây, các lục địa nằm ở bán cầu Đông.
- Tên các đại dương trên thế giới.
- Tên một số dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở châu Á.
- Nội dung và phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ: Bản đồ Tự nhiên thế giới, thể hiện qua hai bán cầu Tây và bán cầu Đông.
Lời giải:
- Các lục địa nằm ở bán cầu Tây: lục địa Bắc Mỹ, lục địa Nam Mỹ. Các lục địa nằm ở bán cầu Đông: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Tên các đại dương trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Tên một số dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn ở châu Á:
+ Dãy Hi-ma-lay-a, dãy Thiên Sơn, dãy Đại Hưng An
+ Sơn nguyên Tây Tạng, sơn nguyên Trung Xi-bia,...
+ Đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Ấn Hằng,...
Biết rằng nhà An ở ngã ba giao giữa đường Lê Lai và đường Phạm Hồng Thái.
Em hãy dựa vào bản đồ hành 1 SGK (trang 107) để chỉ đường (lộ trình, chiều dài quãng đường) cho bạn An đến:
- Công viên Tao Đàn.
- Chợ Bến Thành.
- UBND Thành phố.
Lời giải:
- Ngã ba đường Lê Lai và đường Phạm Hồng Thái đên công viên Tao Đàn: Đi thẳng đường Trương Định thì đến công viên Tao Đàn.
- Ngã ba đường Lê Lai và đường Phạm Hồng Thái đến Chợ Bến Thành: Đi thẳng đường Lê Lai là đến chợ Bến Thành.
- Ngã ba đường Lê Lai và đường Phạm Hồng Thái đến UBND thành phố:
+ Cách 1: Đi thẳng đường Trương Định đến ngã 4 đầu tiên rẽ phải vào đường Lê Thánh Tôn, đi thẳng đường Lê Thánh Tôn đến giao với Đại lộ Nguyễn Huệ là thấy UBND thành phố ở bên tay trái.
+ Cách 2: Đi thẳng đường Lê Lai và Đại lộ Lê Lợi (nối thẳng với Lê Lai) đến điểm giao với Đại Lộ Nguyễn Huệ rẽ bên trái, đi thẳng Đại lộ Nguyễn Huệ sẽ thấy UBND thánh phố ở bên kia đường.
Lý thuyết Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
a) Khí hiệu bản đồ
- Ký hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.
- Các loại ký hiệu: Điểm, đường và diện tích.
b) Bảng chú giải
- Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...
- Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...
2. Đọc một số bản đồ thông dụng
a) Cách đọc bản đồ
- Đọc tên bản đồ.
- Biết tỉ lệ bản đồ.
- Đọc kí hiệu.
- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.
b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính
- Đọc bản đồ tự nhiên
+ Nội dung và lãnh thổ.
+ Tỉ lệ bản đồ.
+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố.
+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể.
- Đọc bản đồ hành chính
3. Tìm đường đi trên bản đồ
Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.
Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.