Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu
Câu 1 trang 44 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Để đo nhiệt độ không khí, người ta để nhiệt kế ở
A. trên mặt sân, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
B. cách mặt đất 2 mét, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
C. trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét.
D. trên mặt sân, trong bóng râm.
2. Đới khí hậu nhiệt đới nằm giữa hai vĩ tuyến
A. 900B và 00. B. 66033’B và 23027’B.
C. 23027'B và 00. D. 23027’B và 23027'N.
3. Đới khí hậu em đã chọn để tìm hiểu trong bài 13 là ………...... Hãy cho biết tên loại gió thổi thường xuyên trong đời đó.
A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Tín phong.
C. Gió Đông cực. D. Cả 3 loại gió trên.
4. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt đất theo vĩ độ diễn ra như sau:
A. Giảm dần từ Xích đạo về hai cực. B. Tăng dần từ Xích đạo về hai cực.
C. Giảm dần từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp. D. Nơi có vĩ độ càng cao thì nhiệt độ càng cao.
5. Vòng cực Bắc là vĩ tuyến
A. 900B. B. 66033'B. C. 23027'B. D. 00.
6. Địa điểm có toạ độ 10046'B, 106040′Đ nằm trong đới khí hậu
A. hàn đới. B. ôn đới ở nửa cầu Bắc.
C. ôn đới ở nửa cầu Nam. D. nhiệt đới.
7. Hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ chỉ có ở đới khí hậu
A. hàn đới. B. ôn đới. C. nhiệt đới. D. ôn đới và nhiệt đới.
Lời giải:
Ý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
C |
D |
D |
A |
B |
D |
A |
SGK/157-158, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Câu 2 trang 45 sách bài tập Địa Lí 6: Cho bảng số liệu sau:
1. Dựa vào bảng 13.1, hãy tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa các điểm A, B, C để điền vào bảng dưới đây:
Địa điểm |
A |
B |
C |
Nhiệt độ trung bình năm (0C) |
|
|
|
Tổng lượng mưa hàng năm (mm) |
|
|
|
2. Dựa vào đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của đới khí hậu mà em đã tìm hiểu trong bài 13, hãy cho biết địa điểm nào trong bảng 13.1 thuộc đới khí hậu đó?
Lời giải:
1. Nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa các điểm A, B, C
Địa điểm |
A |
B |
C |
Nhiệt độ trung bình năm (0C) |
17,3 |
26,0 |
8,2 |
Tổng lượng mưa hàng năm (mm) |
652 |
1585 |
614 |
2.
- Địa điểm A thuộc đới khí hậu ôn đới.
- Địa điểm B thuộc đới khí hậu nhiệt đới.
- Địa điểm C thuộc đới khí hậu hàn đới.
Lời giải:
- Sự chênh lệch nhiệt độ ở mặt đất và máy bay là: 28 - (-32) = 600C.
- Biết rằng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m giảm 0,60C.
-> Độ cao của máy bay là: 60/0,6 x 100 = 10 000m = 10km.
Lời giải:
Học sinh tự đo và thực hành bài này bằng số liệu học sinh đã thu thập được.
- Công thức:
Nhiệt độ không khí trung bình ngày = nhiệt độ trung bình các khung giờ / 4 (Đơn vị: 0C).
- Ví dụ: Lúc 1 giờ là 210C, 7 giờ là 250C, 13 giờ là 350C, 19 giờ là 330C.
-> Nhiệt độ không khí trung bình ngày = (21+25+35+33) / 4 = 28,50C.
Lời giải:
Lý thuyết Bài 13: Thời tiết và khí hậu
I. Nhiệt độ không khí
- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất.
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
- Cách đo: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong liều khí tượng cách mặt đất 1,5 m.
- Thời gian: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ).
II. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
- Càng lên cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
III. Độ ẩm không khí, mây và mưa
* Độ ẩm không khí
- Trong không khí có hơi nước.
- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.
- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.
* Mây và mưa
- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ tạo ra các hiện tượng mây, mưa, sương,...
- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.
- Dụng cụ đo mưa là vũ kế.
IV. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết
- Khái niệm: Là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể.
- Các yếu tố: được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió.
- Đặc điểm: Thời tiết luôn thay đổi.
* Khí hậu
- Khái niệm: Là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.
- Đặc điểm: Khí hậu có tính quy luật.
V. Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Các đới khí hậu: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.
- Đặc điểm các đới khí hậu
Đới khí hậu |
Phạm vi |
Đặc điểm |
Loại gió |
Đới nóng |
Nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. |
- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. - Lượng mưa trung bình 1000-2000mm. |
Mậu dịch. |
Đới ôn hoà |
Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực. |
- Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). - Lượng mưa trung bình 500-1500mm. |
Tây ôn đới. |
Đới lạnh |
Từ hai vùng cực đến cực. |
- Quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ. Chênh lệch ngày đêm lên tới 24 giờ. - Lượng mưa trung bình thấp (dưới 500mm). |
Đông cực. |