Sách bài tập Địa lí 6 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

3.1 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Câu 1 trang 25 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền nội dung phù hợp với đặc điểm chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất vào bảng sau:

Hướng chuyển động

 

Trục Trái Đất trong khi chuyển động

Thời gian hết một vòng chuyển động

 

 

 

 


Lời giải:

Hướng chuyển động

 

Trục Trái Đất trong khi chuyển động

Thời gian hết một vòng chuyển động

Tây sang đông.

Trục Trái Đất luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng.

Mất khoảng 365 ngày 6 giờ (gọi là một năm thiên văn).

Câu 2 trang 25 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì ............... nên là mùa .............................. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ ................... nên là mùa ...............................

Lời giải:

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có ngày dài, đêm ngắn nên là mùa hạ. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài nên là mùa đông.

Câu 3 trang 25 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền tên mùa vào chỗ trống (...) trong các câu sau cho phù hợp.

- Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa .... còn bán cầu Nam sẽ là mùa ..............................

- Khi bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa .............. còn bán cầu Nam sẽ là mùa ..............................

Lời giải:

- Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa hạ (nóng), còn bán cầu Nam sẽ là mùa đông (lạnh).

- Khi bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa đông (lạnh), còn bán cầu Nam sẽ là mùa hạ (nóng).

Câu 4 trang 26 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền tên các mùa vào bảng sau sao cho phù hợp với thứ tự mùa trong năm.

  Bán cầu Bắc

Xuân

 

Thu

 

Bán cầu Nam

 

 

 

 


Lời giải:

  Bán cầu Bắc

Xuân

Hạ

Thu

Đông

Bán cầu Nam

Thu

Đông

Xuân

Hạ

Câu 5 trang 26 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền tên các mùa vào chỗ trống (...) trong hình sau đây sao cho phù hợp.

Bài 7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Lời giải:

Bài 7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Câu 6 trang 27 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền các ngày bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc vào bảng sau:

Mùa

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Xuân

 

 

Hạ

 

 

Thu

 

 

Đông

 

 


Lời giải:

Mùa

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Xuân

21/3

22/6

Hạ

22/6

23/9

Thu

23/9

22/12

Đông

22/12

21/3

Câu 7 trang 27 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

- Từ sau ngày 21 - 3 đến trước ngày 23 - 9, bán cầu ............ ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa ............ của bán cầu ............ và là mùa .......... của bán cầu .....................

- Từ sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21 - 3 năm sau, bán cầu ....... ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa ............ của bán cầu ............ và là mùa …..... của bán cầu ...............

Lời giải:

- Từ sau ngày 21 - 3 đến trước ngày 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa hạ (nóng) của bán cầu Bắc và là mùa đông (lạnh) của bán cầu Nam.

- Từ sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21 - 3 năm sau, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa hạ (nóng) của bán cầu Nam và là mùa đông (lạnh) của bán cầu Bắc.

Câu 8 trang 27 sách bài tập Địa Lí 6: Dựa vào hình 7.3 trong SGK, hãy sắp xếp các điểm A, B, C theo thứ tự độ dài của ngày giảm dần, độ dài của đêm tăng dần:

 

Điểm

Vĩ độ

 

Ngày 22-6

1. 

 

2. 

 

3. 

 

 

Ngày 22-12

1. 

 

2. 

 

3. 

 


Lời giải:

 

Điểm

Vĩ độ

 

Ngày 22-6

1. C

Vòng cực Bắc.

2. B

Chí tuyến Bắc.

3. A

Xích đạo.

 

Ngày 22-12

1. A

Xích đạo.

2. B

Chí tuyến Bắc.

3. C

Vòng cực Bắc.

Bài 7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Câu 9 trang 28 sách bài tập Địa Lí 6: Em hãy điền từ “ngắn” hoặc “dài” vào bên cạnh từ “Ngày”, “Đêm” trong sơ đồ sau cho phù hợp với hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn theo mùa.

Bài 7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Lời giải:

Bài 7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

Câu 10 trang 28 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau về hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn theo mùa.

Ngày

Bán cầu

Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được

Mùa

Chênh lệch ngày, đêm

22-6

Bắc

 

 

 

Nam

 

 

 

22-12

Bắc

 

 

 

Nam

 

 

 


Lời giải:

Ngày

Bán cầu

Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được

Mùa

Chênh lệch ngày, đêm

22-6

Bắc

Nhiều

Nóng

Ngày dài, đêm ngắn

Nam

Ít

Lạnh

Ngày ngắn, đêm dài

22-12

Bắc

Ít

Lạnh

Ngày ngắn, đêm dài

Nam

Nhiều

Nóng

Ngày dài, đêm ngắn

Câu 11 trang 29 sách bài tập Địa Lí 6: Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1. Ý nào sau đây đúng với chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

A. Chuyển động từ tây sang đông.                 B. Tự quay quanh trục tưởng tượng.

C. Trục quay có chiều thẳng đứng.                 D. Thời gian quay một vòng là 24 giờ.

2. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày và

A. 3 giờ.                      B. 4 giờ.                      C. 5 giờ.                      D. 6 giờ.

3. Vào các ngày nào trong năm, ở cả hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12.               B. Ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9.

C. Ngày 21 tháng 3 và 22 tháng 9.                 D. Ngày 23 tháng 9 và 22 tháng 12.

4. Ngày nào sau đây là ngày khởi đầu mùa hạ (Hạ chí) ở bán cầu Bắc?

A. 22 tháng 6.             B. 21 tháng 3.                                     C. 23 tháng 9.             D. 22 tháng 12.

5. Vào các ngày 21 - 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào địa điểm nào sau đây?

A. Vòng cực.              B. Chí tuyến Bắc.                   C. Chí tuyến Nam.      D. Xích đạo.

6. Khí hậu miền Nam nước ta được phân thành các mùa như sau:

A. mùa mưa và mùa nắng.                                          B. mùa mưa và mùa khô.

C. mùa nóng và mùa lạnh.                                           D. bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

7. Nội dung nào sau đây không đúng với hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa?

A. Càng xa Xích đạo thì chênh lệch ngày, đêm càng lớn.

B. Càng gần xích đạo thì chênh lệch ngày, đêm càng lớn.

C. Ở hai cực có ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng liên tục.

D. Ở khu vực Xích đạo ngày, đêm luôn luôn bằng nhau.

Lời giải:

Ý

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

B

A

D

B

B

SGK/132-133, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá