Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 2 : Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 2 : Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng
a. Kí hiệu/bảng chú giải giúp người đọc nhận biết và phân biệt được các đối tượng, thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của chúng được giải thích rõ ràng trong kí hiệu/bảng chú giải của bản đồ.
b. Hình ảnh của hạt cà phê trên bản đồ thể hiện khu vực trồng cây cà phê, hình ảnh chiếc máy bay thể hiện vị trí của sân bay,... Các đối tượng này được gọi là kí hiệu tượng hình/kí hiệu hình học.
c. Một hình tam giác màu đen trên bản đồ khoáng sản dùng để xác định sự phân bố của mỏ sắt, một chấm tròn thể hiện sự phân bố của một đô thị,... Các đối tượng này được gọi là kí hiệu tượng hình/kí hiệu hình học.
d. Các đối tượng phân bố ở những điểm xác định/vùng diện tích rộng lớn, bản đồ thường sử dụng màu sắc và nét chải để thể hiện.
Lời giải:
a. Kí hiệu giúp người đọc nhận biết và phân biệt được các đối tượng, thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của chúng được giải thích rõ ràng trong bảng chú giải của bản đồ.
b. Hình ảnh của hạt cà phê trên bản đồ thể hiện khu vực trồng cây cà phê, hình ảnh chiếc máy bay thể hiện vị trí của sân bay,... Các đối tượng này được gọi là kí hiệu tượng hình.
c. Một hình tam giác màu đen trên bản đồ khoáng sản dùng để xác định sự phân bố của mỏ sắt, một chấm tròn thể hiện sự phân bố của một đô thị,... Các đối tượng này được gọi là kí hiệu hình học.
d. Các đối tượng phân bố ở những vùng diện tích rộng lớn, bản đồ thường sử dụng màu sắc và nét chải để thể hiện.
SGK/199, lịch sử và địa lí 6 cơ bản.
Núi lửa |
Rạn san hô |
Đầm lầy |
Khu công nghiệp |
Sân bay |
Rừng lá rộng |
(Nguồn: Tập bản đồ Địa Lí tự nhiên đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam)
Lời giải:
Câu 3 trang 9 sách bài tập Địa Lí 6: Dựa vào hình 2.2 trong SGK, hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Dựa vào đâu để phân biệt độ cao khác nhau của địa hình?
2. Hãy xác định trên bản đồ và ghi chú những khu vực địa hình có độ cao từ 5000 m trở lên.
3. Hãy kể tên một số con sông lớn ở châu Á.
4. Hãy xác định vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra.
5. Hãy kể tên bốn đại dương của thế giới.
Lời giải:
1. Dựa vào bảng phân tầng địa hình (cụ thể là phân tầng độ cao) để phân biệt độ cao khác nhau của địa hình.
2. Những khu vực địa hình có độ cao từ 5000 m trở lên là Tây Á (dãy Hi-ma-lay-a), Tây Nam Mĩ (dãy An-đét).
3. Một số con sông lớn ở châu Á: sông Hoàng Hà, sông Mê-công, sông Hằng, sông Lê-na,…
4. Vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở Bắc Phi.
5. Bốn đại dương của thế giới: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
1. Kí hiệu nào thể hiện ranh giới giữa nước ta với các nước láng giềng? |
|||
A. |
B. |
C. |
D. |
2. Quốc gia nào không tiếp giáp trên đất liền với nước ta? |
|||
A. Trung Quốc. |
B. Ma-lai-xi-a. |
C. Lào. |
D. Cam-pu-chia. |
3. Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? |
|||
A. Hà Giang. |
B. Khánh Hoà. |
C. Điện Biên. |
D. Cà Mau. |
4. Các tỉnh sắp xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: |
|||
A. Nghệ An - Thanh Hoá - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. B. Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. C. Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Trị - Quảng Bình - Thừa Thiên - Huế. D. Thanh Hoá - Hà Tĩnh - Nghệ An - Quảng Trị - Quảng Bình - Thừa Thiên - Huế. |
|||
5. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh/thành phố nào? |
|||
A. Quảng Nam. |
B. Khánh Hoà. |
C. Đà Nẵng. |
D. Phú Yên. |
6. Từ Thanh Hoá đến Bà Rịa - Vũng Tàu có tất cả bao nhiêu tỉnh/thành phố giáp biển? |
|||
A. 13. |
B. 14. |
C. 15. |
D. 16. |
7. Tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? |
|||
A. Điện Biên. |
B. Lai Châu. |
C. Bắc Kạn. |
D. Hà Giang. |
8. Đà Nẵng tiếp giáp với các tỉnh nào sau đây? |
|||
A. Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. |
B. Phú Yên, Bình Định. |
||
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi. |
D. Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. |
Lời giải:
Ý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
C |
C |
C |
D |
Lý thuyết Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng
I. Kí hiệu bản đồ và chú giải
- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần của các sự vật và hiện tượng địa lí.
- Đặc điểm: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,...
- Ý nghĩa
+ Giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ.
+ Các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chú giải của bản đồ.
II. Các loại kí hiệu bản đồ
- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.
- Phân loại: Kí hiệu điểm, đường và diện tích.