Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 25: Con người và thiên nhiên sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 25: Con người và thiên nhiên
A. điều kiện tự nhiên.
B. yếu tố tự nhiên.
C. tài nguyên thiên nhiên.
D. nhân tố tự nhiên.
Trả lời:
Chọn C.
SGK/189, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2 trang 83 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
A. phân bố đều trên Trái Đất.
B. phân bố không đều trên Trái Đất.
C. chỉ tập trung ở một số nước nhất định.
D. chỉ phân bố ở những nước phát triển.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/190, lịch sử và địa lí 6.
A. trình độ phát triển của mỗi nước.
B. số dân của mỗi nước.
C. nhu cầu của mỗi nước.
D. thị trường xuất khẩu.
Trả lời:
Chọn A.
SGK/190, lịch sử và địa lí 6.
Trả lời:
Ví dụ:
- Khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho các hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
- Phong cảnh đẹp thu hút nhiều du khách trong nước, ngoài nước đến tham quan, từ đó kéo theo các hoạt động dịch vụ phát triển.
Trả lời:
- Nên lựa chọn vấn đề mà em có nhiều hiểu biết và hứng thú nhất.
- Tham khảo thêm thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau để viết.
Lý thuyết Bài 25: Con người và thiên nhiên
1. Tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
- Để tồn tại và phát triển được, con người phải dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn tài nguyên là lợi thế trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực.
- Phân bố
+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều trên Trái Đất.
+ Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên.
- Vai trò của thiên nhiên
+ Cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, không khí để thở,...
+ Cung cấp các nguồn tài nguyên: đất, khoáng sản, gỗ, các nguồn năng lượng,... để sử dụng trong sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất.
2. Tác động của con người lên thiên nhiên
- Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên thiên không ngừng tăng lên.
- Tác động của con người lên tài nguyên
* Tích cực
+ Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, cải tạo đất nông nghiệp.
+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp.
+ Xử lí chất thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi đưa vào môi trường.
+ Khai thác các nguồn năng lượng sạch: gió, Mặt Trời, thủy triều,…
* Tiêu cực
+ Xả thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp ra sông, hồ và biển làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông, rơm rạ,… làm không khí bị ô nhiễm.
+ Khai thác quá mức tài nguyên nước, đất,… làm suy thoái đất và nước.
+ Khai thác rừng, khoáng sản quá mức làm sự suy giảm rừng và nguồn tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt dần, khó khôi phục trở lại,…