Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Câu 1 trang 73 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Sông Đà được gọi là
A. phụ lưu của sông Lô.
B. phụ lưu của sông Hồng.
C. chi lưu của sông Hồng.
D. chi lưu của sông Lô.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/166-167, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2 trang 73 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Sông Hồng được gọi là
A. phụ lưu.
B. chi lưu.
C. dòng chảy tạm thời.
D. sông chính.
Trả lời:
Chọn D.
SGK/166-167, lịch sử và địa lí 6.
A. hệ thống sông Hồng.
B. chi lưu của sông.
C. hợp lưu của sông.
D. lưu vực sông.
Trả lời:
Chọn A.
SGK/166-167, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4 trang 73 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dòng chảy của sông Hồng trong năm được gọi là
A. lưu lượng nước sông Hồng.
B. chế độ nước sông Hồng.
C. lượng nước của sông.
D. tốc độ chảy.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/166-167, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5 trang 74 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Quan sát các hình ảnh sau:
a) Hãy cho biết dựa vào đặc điểm nào để phân biệt mùa lũ và mùa cạn của một con sông.
b) Chế độ nước sông có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
a) Dựa vào chế độ nước sông để phân biệt mùa lũ và mùa cạn của một con sông.
b) Ở nhiều nơi, nước sông có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp, thậm chí khô hạn sẽ không có nước cho tưới tiêu. Vào mùa lũ, nước sông dâng cao, có thể gây ngập úng ruộng đồng. Để khai thác có hiệu quả nguồn nước sông, con người cần có những biện pháp thuỷ lợi phù hợp với từng mùa nước sông.
Trả lời:
- Tuỳ thuộc vào từng địa phương để các em lấy.
- Ví dụ. Ở miền núi, nước sông được sử dụng với các mục đích như: thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,... Ở đồng bằng, nước sông được sử dụng kết hợp như: nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, giao thông thuỷ,...
Trả lời:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm: nước thải, rác thải trong sinh hoạt hằng ngày của con người, chất thải công nghiệp; hoá chất bảo vệ thực vật; chất thải động vật,...
- Để bảo vệ nguồn nước ngầm, cần: sử dụng tiết kiệm nước; nâng cao ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường nước; hạn chế sử dụng hoá chất trong công nghiệp, nông nghiệp và tiến hành nền nông nghiệp xanh,...
Trả lời:
Băng hà giữ khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới. Trong điều kiện nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, băng hà được tính đến như là nguồn nước ngọt sạch phục vụ cho con người.
Lý thuyết Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
1. Sông
* Sông
- Khái niệm: Sông là các dòng chảy tự nhiên, chạy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.
- Các nguồn nước cung cấp cho sông: nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan.
- Một số đặc điểm của sông
+ Nguồn của dòng sông là nơi dòng chảy bắt đầu.
+ Phụ lưu là các sông cung cấp nước cho dòng chảy chính.
+ Chi lưu là các sông tiêu (thoát) nước cho dòng chính.
+ Lưu vực sông là vùng đất cung cấp các loại nước cho một dòng sông.
+ Sông chính, phụ lưu và chi lưu tạo thành hệ thống sông.
* Chế độ nước sông
- Chế độ nước sông là dòng chảy của sông trong năm. Để theo dõi chế độ nước sông, người ta đo lưu lượng dòng chảy.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, băng, tuyết, nước ngầm, ao, hồ,…
+ Phần lớn các sông có nguồn cung cấp nước là mưa, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.
+ Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông là băng, tuyết tan nên mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.
+ Một số sông có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những sông nhỏ, chế độ nước khá điều hoà.
+ Sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.
- Hậu quả: Lũ thường gây nguy hiểm cho người và thiệt hại về tài sản.
* Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Ý nghĩa
+ Góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ.
+ Bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
- Giá trị to lớn của sông, hồ
+ Nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản.
+ Phát triển giao thông đường thuỷ.
+ Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thủy điện.
2. Nước ngầm và băng hà
* Nước ngầm
- Khái niệm: Là lớp nước do một phần nước mưa hay tuyết tan được ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hổng và khe nứt của đá.
- Vai trò của nước ngầm
+ Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
+ Những nguồn nước khoáng ngầm (làm nước khoáng đóng chai, tắm chữa bệnh,…).
+ Ở vùng khô hạn, nước ngầm thành nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
-> Cần khai thác nước ngầm một cách khoa học, sử dụng tiết kiệm và không được làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
* Băng hà
- Khái niệm: Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt là trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.
- Đặc điểm và vai trò
+ Băng hà giữ tới hơn 99 % lượng nước ngọt trên thế giới.
+ Băng trên các đỉnh núi là nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều dòng sông lớn.
+ Nhiều khối băng hà trên các đỉnh núi cao và Nam Cực, ở đảo Greenland đang tan.
- Nguyên nhân: Do hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu,…
- Hậu quả: Gây ra nhiều hậu quả về môi trường, cản trở vận tải đường biển,…