Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
Câu 1 trang 67 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Không khí ở tầng đối lưu không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tập trung 80 % khối lượng của khí quyển.
B. Tập trung 99 % hơi nước trong khí quyển.
C. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng tăng.
D. Không khí bị xáo trộn mạnh và thường xuyên.
Trả lời:
Chọn C.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Tầng giữa.
D. Tầng nhiệt.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Tầng giữa.
D. Tầng nhiệt.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4 trang 67 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đại áp thấp ôn đới nằm ở khoảng vĩ độ nào sau đây?
A. 30°.
B. 60°.
C. 90°.
D. 0o.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5 trang 67 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đại áp cao cận nhiệt đới nằm ở khoảng vĩ độ nào sau đây?
A. 30°.
B. 60°.
C. 0°.
D. 90°.
Trả lời:
Chọn A.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
A. Tín phong.
B. Tây ôn đới.
C. Động cực.
D. địa phương.
Trả lời:
Chọn C.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7 trang 67 sách bài tập Địa Lí lớp 6: a) Hãy trình bày sự hình thành các khối khí.
b) Dựa vào đâu để phân chia thành các khối khí nóng, lạnh; các khối khí đại dương, lục địa?
Trả lời:
a) Sự hình thành các khối khí: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm.
b) Việc phân chia thành các khối khí nóng, lạnh; các khối khí đại dương, lục địa dựa vào:
- Nhiệt độ.
- Mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền.
Câu 8 trang 68 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 13.1. Tỉ lệ các thành phần của không khí
|
Tổng số |
Khí ni-tơ |
Khí ô-xy |
Hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác |
Tỉ lệ (%) |
100 |
78 |
21 |
1 |
a) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ các thành phần của không khí.
b) Hãy cho biết vai trò của các thành phần không khí đối với đời sống và sản xuất của con người.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ tròn, chính xác tỉ lệ, có chú giải, tên biểu đồ.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
b) Vai trò của các thành phần không khí đối với đời sống và sản xuất của con người
- Khí ni-tơ được ứng dụng để bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói,...
- Khí ô-xy có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
- Khí cac-bo-nic có vai trò quan trọng đối với quang hợp của thực vật, tuy nhiên nếu tỉ lệ khí này tăng lên cao là nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa và sương mù.
Bảng 13.2. Đặc điểm các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất ở bán cầu Bắc
Loại gió Đặc điểm |
Tín phong |
Tây ôn đới |
Đông cực |
Phạm vi hoạt động |
|
|
|
Hướng gió |
|
|
|
Trả lời:
Bảng 13.2. Đặc điểm các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất ở bán cầu Bắc
Loại gió Đặc điểm |
Tín phong |
Tây ôn đới |
Đông cực |
Phạm vi hoạt động |
Áp cao cận nhiệt đới khoảng vĩ độ 30°B về áp thấp xích đạo. |
Áp cao cận nhiệt đới khoảng vĩ độ 30°B đến áp thấp ôn đới khoảng vĩ độ 60°B. |
Từ áp cao địa cực hoạt động về áp thấp ôn đới. |
Hướng gió |
Đông bắc. |
Tây nam. |
Đông bắc. |
Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
1. Khí quyển
* Khí quyển
- Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km. |
16 - 55km. |
Trên 55km. |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… |
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
* Thành phần của không khí
- Không khí gồm các thành phần:
+ 78% khí ni-tơ.
+ 21% khí ô-xy.
+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
- Thành phần không khí thay đổi đến một mức nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
2. Các khối khí
- Nguyên nhân hình thành khối khí do không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc.
- Đặc điểm
+ Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định.
+ Mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.
- Phân loại
+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh và cực.
+ Dựa vào nhiệt độ: khối khí lạnh và khối khí nóng.
+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
-> Những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ẩmh, còn các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.
3. Khí áp và gió
* Khí áp
- Khái niệm: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đặc điểm
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, khí áp càng giảm.
+ Khi nhiệt độ tăng làm không khi nở ra, khí áp sẽ giảm.
+ Khi nhiệt độ giảm làm không khí co lại, khí áp sẽ tăng.
- Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.
- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.
* Gió
- Khái niệm: Là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Phân loại
+ Gió hành tinh: gió Tây ôn Đới, gió Tín phong và gió Đông cực.
+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.
- Công dụng
+ Lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, đề quay cánh quạt của cối xay gió.
+ Xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió.
-> Nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.