Sách bài tập Địa lí 6 Bài 1 (Cánh diều): Hệ thống kinh vĩ tuyến, Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

2.7 K

Với giải sách bài tập Địa lí Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến, Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến, Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Câu 1 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Các vòng tròn song song trên quả Địa Cầu được gọi là

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.

C. kinh độ.

D. vĩ độ.

Trả lời:

Chọn A.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu được gọi là

A. vĩ tuyến.

B. vĩ độ.

C. kinh độ.

D. kinh tuyến.

Trả lời:

Chọn D.

SGK/103, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Xích đạo là vĩ tuyến được đánh số

A. 0°.

B. 45°.

C. 60°.

D. 90°.

Trả lời:

Chọn A.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn của nước Anh được gọi là

A. kinh tuyến đông.

B. kinh tuyến tây.

C. kinh tuyến 180°.

D. kinh tuyến 0° (kinh tuyến gốc).

Trả lời:

Chọn D.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Vĩ tuyến ngắn nhất là vĩ tuyến được đánh số

A. 09.

B. 45°.

C. 60°.

D. 90°.

Trả lời:

Chọn D.

SGK/104, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6 trang 48 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy cho biết:

a) Độ dài giữa các đường kinh tuyến trên quả Địa Cầu có bằng nhau không.

b) Độ dài giữa các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu có bằng nhau không.

c) Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu đường kinh tuyến và bao nhiêu đường vĩ tuyến.

Trả lời:

a) Độ dài giữa các đường kinh tuyến trên quả Địa Cầu bằng nhau.

b) Độ dài giữa các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu không bằng nhau. Dài nhất là vĩ tuyến gốc (đường Xích đạo), càng xa vĩ tuyến gốc về hai cực càng ngắn.

c) Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên quả Địa Cầu sẽ có 360 đường kinh tuyến và 179 đường vĩ tuyến.

Câu 7 trang 49 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đặt các cụm từ sau đây vào các vị trí tương ứng được đánh số trong hình 1.1 sao cho đúng: bán cầu Bắc, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Nam.

Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Trả lời:

(1) bán cầu Bắc; (2) bán cầu Nam; (3) vĩ tuyến; (4) kinh tuyến; (5) vĩ tuyến gốc; (6) kinh tuyến gốc.

Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Câu 8 trang 49 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hãy viết tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D trong hình 1.2.

Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Trả lời:

- A (30°B, 60°T).

- B (60°B, 60°Ð).

- C (30°N, 90°Đ).

- D (30°N, 30°T).

Lý thuyết Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.

- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.

- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.

- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.

- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.

- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ | Cánh diều

2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 

+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.

+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.

- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.

+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.

 - Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá