Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại
Câu 1 trang 15 sách bài tập Lịch Sử 6: Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông nào?
A. Hoàng Hà và Trường Giang.
B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
C. Sông Ấn và sông Hằng.
D. Sông Nin và sông Ti-grơ.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Nền văn minh Ấn Độ hình thành gắn liền với hai con sông: Sông Ấn và sông Hằng.
Câu 2 trang 15 sách bài tập Lịch Sử 6: Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là
A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
B. Hin-đu giáo và Phật giáo.
C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Phật giáo và Hồi giáo.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo) và Phật giáo.
Câu 3 trang 15 sách bài tập Lịch Sử 6: Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là
A. chữ Hán.
B. chữ hình nêm.
C. chữ Nôm.
D. chữ Phạn.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn.
A. Ra-ma-y-a-na.
B. Vê-đa.
C. Ma-ha-bha-ra-ta.
D. Ra-ma Kiên.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Ma-ha-bha-ra-ta được xem là bách khoa toàn thư về mọi mặt đời sống xã hội của Ấn Độ cổ đại (bộ sử thi này gồm khoảng 110.000 câu thơ đôi, phản ánh toàn bộ đời sống của người Ấn Độ cổ đại).
Câu 5 trang 15 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.
Lời giải:
Lời giải:
Thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ đại ảnh hưởng đến Việt Nam |
Ví dụ cụ thể |
- Tôn giáo: + Phật giáo. + Hin-đu giáo… |
- Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả... có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. - Phật giáo, Hin-đu giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục... |
- Chữ viết: chữ Phạn |
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của cư dân Ấn Độ cổ đại, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ) |
- Văn học: sử thi Ra-ma-ya-na |
- Trên cơ sở bộ sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt đã sáng tạo ra truyện Dạ xoa vương. |
- Nghệ thuật kiến trúc: đền chùa, tháp… |
- Các công trình kiến trúc tôn giáo của Việt Nam mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ. Ví dụ: tháp Chăm (Việt Nam)… |
Lời giải:
- Người Ấn Độ tạo ra các chữ số phát sinh từ nhu cầu đếm, giúp con người có thể hệ thống hoá những số liệu, từ đó có thể tính toán phục vụ nhu cầu của đời sống, như đo đạc ruộng đất, tính được mực nước lên xuống,...
- Việc sáng tạo ra chữ số 0 được xem là quan trọng nhất, vì: số (0) mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bắt đầu, tất cả mọi sự đều có khởi nguồn từ con số này...
Lý thuyết Bài 7: Ấn Độ cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
-Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
+ Nằm ở khu vực Nam Á, phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú.
+ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay.
- Có các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng…
- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
2. Chế độ xã hội của Ấn Độ
- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ.
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ.
- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại (chế độ Vác-na):
+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).
+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).
+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).
+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ
- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.
- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...
- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…
- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.
- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9