Sách bài tập GDCD 6 Bài 8 (Cánh diều): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

2.1 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6  sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Câu 1 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6: Các tình huống sau đây có phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên không? Vì sao?

A. Một cành cây to bị gãy xuống sân trường trong khi các bạn học sinh đang chơi đùa.

B. Đang là đợt nắng nóng nên nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C.

C. Trên trời xuất hiện các đám mây ngũ sắc với nhiều hình dạng khác nhau.

D. Mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền núi.

E. Trong mùa đông đột nhiên xuất hiện những ngày thời tiết oi bức.

Lời giải:

- Tình huống a. Một cành cây to bị gãy xuống sân trường trong khi các bạn học sinh đang chơi đùa => Trường hợp này, các bạn học sinh có thể bị cành cây rơi trúng người, gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Tình huống b. Đang là đợt nắng nóng nên nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C => Trời quá nắng nóng, con người dễ bị mất nước, choáng váng, say nắng khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Tình huống c. Trên trời xuất hiện các đám mây ngũ sắc với nhiều hình dạng khác nhau.

=> Mây ngũ sắc là một hiện tượng quang học bình thường, xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi những hạt nước trong không khí => đây không phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tình huống d. Mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền núi => Tình trạng này dễ dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, người đi lại dễ gặp nguy hiểm.

- Tình huống e. Trong mùa đông đột nhiên xuất hiện những ngày thời tiết oi bức => Đây là tình trạng biến đổi khí hậu, con người dễ bị sốc nhiệt khi gặp phải tình huống này.

=> Như vậy, những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là A, B, D, E.

Câu 2 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6: Nhận thấy trên trời có dấu hiệu của sấm sét nổi lên, các bạn học sinh sợ hãu chạy vào lớp học. Trung liền nói với các bạn: “Sấm sét là hiện tượng tự nhiên bình thường, không gây nguy hiểm. Chỉ có ai nhát gan thì mới sợ thôi!”

Em có đồng tình với ý kiến của Trung không? Tại sao?

Lời giải:

- Em không đồng tình với ý kiến của Trung.

- Vì: sét có thể làm con người bị thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người; mặt khác, khi ngoài trời đang nổi giông, lốc lớn, chúng ta cũng không nên chơi ngoài sân trường, vì có thể gặp phải các tình huống nguy hiểm khác, như: bị cây gãy/ đổ vào người…

Câu 3 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6: Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi (ảnh 1)

a. Nêu các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm trên.

b. Hiểu biết về các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Hình 1: sấm sét => cách ứng phó:

+ Ở trong nhà; tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học….; Không trú dưới gốc cây, cột điện; không cầm nắm các vật bằng kim loại; tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau

+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện.

- Hình 2: sạt lở đất => cách ứng phó:

+ Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh nguy hiểm

+ Cần sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền và các lực lượng cứu hộ

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn, xa khu vực bị sạt lỡ.

+ Gọi điện thoại tới số 112 yêu cầu cứu nạn…

- Hình 3: lũ lụt => cách ứng phó:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết; chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

+ Không đi qua sông suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

+ Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

+ Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác rừng bừa bãi…

- Hình 4: Hạn hán => cách ứng phó:

+ Chủ động tích trữ đủ nước sinh hoạt

+ Trồng cây, bảo vệ rừng

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống

Yêu cầu b) Hiểu biết về các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên giúp chúng ta có thể chủ động phòng tránh tác động từ các tình huống ấy, đồng thời có thể khắc phục được những hậu quả mà nó để lại.

Câu 4 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6: Nên làm gì khi xuất hiện lũ lụt trong lúc em đang ở ngoài đường?

A. Lội xuống nước, tìm mọi cách để về nhà.

B. Chạy thật nhanh đến khu vực an toàn theo sự chỉ dẫn của người lớn.

C. Trèo lên cây cao để tránh lũ

D. Ở nguyên vị trí, đợi bố mẹ hoặc người thân đến ứng cứu.

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Việc nên làm khi xuất hiện lũ lụt trong lúc em đang ở ngoài đường là chạy thật nhanh đến khu vực an toàn theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Câu 5 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6: Để ứng phó với những nguy hiểm từ thiên nhiên, các nhà khoa học khuyên mỗi gia đình nên chuẩn bị túi dự phòng cho trường hợp rủi ro có thể xảy đến.

Theo em, túi dự phòng nên có những vật dụng nào sau đây?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Nước, đồ ăn khô (đóng gói)

B. Dụng cụ sơ cứu, xà phòng

C. Chăn, màn

D. Quần áo nhẹ, dễ di chuyển

E. Đèn pin, radio chạy bằng pin, điện thoại di động

G. Giày, dép

H. Thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu chảy

I. Sách, báo

K. bát, đĩa, cốc, thìa

L. Dao nhiều chức năng

Lời giải:

- Những vật dụng cần có trong túi dự phòng là:

A. Nước, đồ ăn khô (đóng gói)

B. Dụng cụ sơ cứu, xà phòng

D. Quần áo nhẹ, dễ di chuyển

E. Đèn pin, radio chạy bằng pin, điện thoại di động

H. Thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu chảy

L. Dao nhiều chức năng

Câu 6 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6: Những hành động, việc làm nào dưới đây nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

Hành động, việc làm

Nên

Không nên

A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt

 

 

B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông

 

 

C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai

 

 

D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét.

 

 

E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy

 

 

 

Lời giải:

Hành động, việc làm

Nên

Không nên

A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt

 

X

B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông

X

 

C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai

X

 

D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét.

X

 

E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy

 

X

Câu 7 trang 41 SBT Giáo dục công dân 6: Khi đang ở nhà thì Tuấn thấy trời giông bão rất mạnh. Để đảm bảo an toàn và ứng phó với nguy hiểm từ cơn bão, Tuấn không biết mình cần làm những việc gì?

Em hãy đưa ra gợi ý cho Tuấn để có thể ứng phó với nguy hiểm trong tình huống này?

Lời giải:

Những việc Tuấn cần làm để ứng phó với thời tiết giông bão (khi đang ở nhà):

+ Ở trong nhà; không ra ngoài sân đùa nghịc

+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Không nên xem ti vi, điện thoại…

+ Không nên ngồi/ nằm/ đứng… gần những vị trí như: cửa sổ, cửa ra vào

Câu 8 trang 41 SBT Giáo dục công dân 6: Một nhóm bạn đang chơi ở đầu xóm thì có cơn mưa đá xuất hiện. Do chưa bao giờ được nhìn thấy các viên đá trong suốt rơi xuống mặt đất, các bạn đều thích thú reo hò và thi nhau đội mũ, chạy ra khỏi chỗ trú mưa để tìm nhặt đá. Vì mải đùa nghịch nên các bạn không để ý trời mưa mỗi lúc một to hơn, kèm theo tiếng sấm sét đang rất gần.

a. Nguy hiểm nào có thể xảy đến với các bạn trong tình huống trên?

b. Khi có hiện tượng mưa đá kèm với sấm sét, các bạn học sinh cần làm gì để thoát khỏi nguy hiểm?

Lời giải:

Yêu cầu a) Nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn trong tình huống là:

- Đá rơi trúng người, các bạn có thể bị thương

- Sấm sét có thể đánh trúng người

Yêu cầu b) Khi có hiện tượng mưa đá kèm sấm sét, các bạn học sinh cần phải tìm chỗ an toàn để trú.

Đánh giá

0

0 đánh giá