Sách bài tập GDCD 6 Bài 5 (Cánh diều): Tự lập

4.1 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 5: Tự lập sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập

Câu 1 trang 24 SBT Giáo dục công dân 6: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết các bạn trong hình đã thể hiện tự lập qua những việc làm nào?

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết các bạn trong hình đã thể hiện tự lập (ảnh 1)

Lời giải:

- Hình 1: Ban học sinh tự giác học bài, làm bài tập về nhà.

- Hình 2: Bạn học sinh tự đạp xe đi học

- Hình 3: Các bạn học sinh chăm sóc cây cối.

- Hình 4: Bạn nhỏ tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy

- Hình 5: Bạn nhỏ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà.

- Hình 6: Bạn nhỏ nấu cơm cho gia đình.

Câu 2 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy nối mỗi thông tin ở cột II với những thông tin tương ứng ở cột I sao cho phù hợp.

I

II

1. Tự lập

A. Giải quyết hiệu quả công việc.

2. Biểu hiện của tự lập

B. Giúp làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm

3. Ý nghĩa của tự lập

C. Tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình

D. Có ý chí nỗ lực phấn đấu để hoàn thành công việc

E. Kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra

G. Giúp rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống

H. Tự mình tìm cách vượt qua khó khăn

I. Nhận được sự kính trọng của mọi người

 

Lời giải:

1 (tự lập) nối với C

2 (biểu hiện của tự lập) nối với A, D, E, H

3 (Ý nghĩa của tự lập) nối với B, G, I

Câu 3 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hằng ngày, Lan đều tự mình làm những việc cá nhân mà không cần bố mẹ giúp đỡ.

B. Trong học tập và hoạt động tập thể ở trường, Hoàng luôn tự mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

C. Nhà có người giúp việc nhưng Toàn vẫn tự mình dọn dẹp phòng ngủ và đồ dùng cá nhân của mình.

D. Thành chỉ tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải xong bài tập.

E. Tuy nhà ở gần trường nhưng mỗi ngày Tài vẫn đòi bố mẹ đưa đón đi học.

G. Mỗi khi gặp khó khăn, nếu vấn đề nằm trong khả năng thực hiện, Trang luôn tự mình tìm cách giải quyết.

Lời giải:

- Những việc làm thể hiện sự tự lập là: A, B, C, D, G

+ Hằng ngày, Lan đều tự mình làm những việc cá nhân mà không cần bố mẹ giúp đỡ.

+ Trong học tập và hoạt động tập thể ở trường, Hoàng luôn tự mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Nhà có người giúp việc nhưng Toàn vẫn tự mình dọn dẹp phòng ngủ và đồ dùng cá nhân của mình.

+ Thành chỉ tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải xong bài tập.

+ Mỗi khi gặp khó khăn, nếu vấn đề nằm trong khả năng thực hiện, Trang luôn tự mình tìm cách giải quyết.

Câu 4 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Giải thích vì sao?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

A. Tính tự lập của con người không tự nhiên có, mà phải nhờ rèn luyện hàng ngày

 

 

B. Chỉ có người nào có hoàn cảnh khó khăn mới cần đến đức tính tự lập

 

 

C. Sống tự lập dễ khiến con người trở nên ích kỉ, độc đoán

 

 

D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người tự giác, có sức mạnh và luôn sáng tạo

 

 

E. Người có tính tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh

 

 

 

Lời giải:

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

A. Tính tự lập của con người không tự nhiên có, mà phải nhờ rèn luyện hàng ngày

X

 

B. Chỉ có người nào có hoàn cảnh khó khăn mới cần đến đức tính tự lập

 

X

C. Sống tự lập dễ khiến con người trở nên ích kỉ, độc đoán

 

X

D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người tự giác, có sức mạnh và luôn sáng tạo

X

 

E. Người có tính tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh

X

 

Câu 5 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6: Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu nào sau đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Chủ động vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch giải quyết công việc.

B. Dù vượt quá khả năng của mình vẫn không tìm kiếm sự trợ giúp.

C. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi hoạt động.

D. Tìm ngay đến sự trợ giúp của người khác khi bắt đầu thực hiện.

E. Luôn kiểm tra để điều chỉnh các kế hoạch của bản thân cho phù hợp.

G. Luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

Lời giải:

Để rèn luyện tốt tính tự lập, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu:

A. Chủ động vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch giải quyết công việc.

C. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi hoạt động.

E. Luôn kiểm tra để điều chỉnh các kế hoạch của bản thân cho phù hợp.

G. Luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách

Câu 6 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc những tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Nhà của Minh ở gần trường học nhưng lại hay đi học muộn. Khi được hỏi lí do thì Minh đã trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy đúng giờ.”

Nếu là bạn của Minh, em sẽ làm gì?

b. Ngày mai, lớp của Quang đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị đồ mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng sẵn để mang đi.

Nếu là bạn của Quang, em khuyên bạn như thế nào?

c. Gặp bài toán khó, Dũng liền nhờ anh trai làm hộ bài để khỏi mất thời gian suy nghĩ.

Nếu là bạn của Dũng, em sẽ nói gì với bạn?

Lời giải:

Tình huống a. Nếu là bạn của Minh, em sẽ nói với Minh rằng: Giờ cậu cũng lớn rồi, có thể tự giác đặt báo thức để dậy đúng giờ. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ như vậy. Cậu phải học cách tự lập đi.

Tình huống b. Nếu là bạn của Quang, em sẽ khuyên Quang nên tự mình chuẩn bị. Nếu Quang không đồng ý, em sẽ rủ Quang cùng em chuẩn bị đồ để gợi sự tự giác của Quang.

Tình huống c. Nếu là bạn của Dũng, em sẽ nói với Dũng rằng: Cậu không nên làm như vậy đâu. Nếu cứ làm vậy thì cậu sẽ không học được điều gì cả. Cậu sẽ không hiểu bài được. Cậu nên tự suy nghĩ và tìm ra cách giải. Nếu khó quá thì nhờ anh giảng hộ thôi.

Câu 7 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6: Các bạn trong lớp tới rủ Huệ đi học nhóm. Huệ từ chối không tham gia vì bạn cho rằng học nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, do đó sẽ không rèn luyện được tính tự lập của mỗi người.

Em có đồng ý với quan điểm của Huệ hay không? Tại sao?

Lời giải:

- Em không đồng ý với ý kiến của Huệ.

- Vì học nhóm là hoạt động học tập mà trong đó: các thành viên trong nhóm sẽ cùng giúp đỡ nhau học tập; bạn nào biết thì giảng cho những bạn chưa biết để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Câu 8 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6: Năm nay lên lớp 6, Trung cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định tất cả mọi việc mà không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ. Cuối tuần trước Trung đi chơi xa với một nhóm bạn mà không báo cho bố mẹ biết. Trung còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Trung nói: “Con lớn rồi, có thể tự lập được, bố mẹ không phải lo”.

a. Theo em, việc làm của Trung có phải là thể hiện tính tự lập không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Trung, em sẽ góp ý với bạn như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Theo em, việc làm của Trung không phải là biểu hiện của tính tự lập. Vì tự lập là tự hoàn thành công việc dựa vào sức lực của mình chứ không phải là tự ý làm mọi việc, không xin phép bất kì ai.

Yêu cầu b) Nếu là bạn của Trung, em sẽ khuyên Trung không nên làm như vậy.

Câu 9 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc bài báo tiếng Anh, có một cụm từ Hoàng thấy khó hiểu. Hoàng đã tra từ điển để tìm cụm từ đó, nhưng trong từ điển không thấy. Hoàng định tới nhờ cô giáo dạy tiếng Anh giải thích. Hoàng chia sẻ ý định đó với Tuấn. Tuấn khuyên Hoàng hãy nỗ lực tìm hiểu thêm, không nên hỏi cô giáo vì như thế là không có tính tự lập.

a. Em có đồng ý với lời khuyên của Tuấn hay không? Tại sao?

b. Nếu là Tuấn, em sẽ nói gì với Hoàng?

Lời giải:

Yêu cầu a) Em không đồng ý với lời khuyên của Tuấn. Vì khi làm một việc vượt quá khả năng của mình, chúng ta có thể nhờ tới sự giúp đỡ cùa người khác. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có quan hệ với bất kì ai hay không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Yêu cầu b) Nếu là Tuấn, em sẽ ủng hộ việc Hoàng nhờ tới sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Anh. Em sẽ nói với Hoàng: Tớ nghĩ cậu nên làm như vậy. Cô giáo sẽ giúp cậu hiểu được nghĩa của từ đó.

Câu 10 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6:HAI BÀN TAY

Năm ấy, Bác Hồ còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, cí như đau ốm,… Anh muốn đi với tôi không?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về chuyến đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tau của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)

a. Đức tính tự lập của Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?

b. Đức tính ấy đã giúp Bác Hồ điều gì?

c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?

Lời giải:

Yêu cầu a) Đức tính tự lập của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện Hai bàn tay bởi chi tiết: Bác đã ra đi tìm đường cứu nước dựa vào sức của chính bản thân mình; bác đã làm đủ mọi nghề đề duy trì cuộc sống và hoạt động cách mạng.

Yêu cầu b) Đức tính ấy đã giúp Bác Hồ đi khắp năm châu, bốn biển và tìm ra được con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến.

Yêu cầu c) Từ câu chuyện Hai bàn tay, em rút ra được bài học cho bản thân mình là phải biết tự lập, không ngại khó khăn mà cố gắng. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được thành công.

Câu 11 trang 28 SBT Giáo dục công dân 6: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về tính tự lập?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Thân tự lập thân

B. Vung tay quá trán

C. Tự lực cánh sinh

D. Nhường cơm sẻ áo

E. Có thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần tới cho

G. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

Lời giải:

Những câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự lập là: A, C, E, G

A. Thân tự lập thân

C. Tự lực cánh sinh

E. Có thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ đem phần tới cho

G. Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

Câu 12 trang 29 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy viết lại những việc làm của bản thân em cần tự mình thực hiện trong các hoạt động dưới đây:

Hoạt động

Nhiệm vụ

Trong học tập

 

Trong sinh hoạt hằng ngày

 

Trong hoạt động tập thể

 

Trong cuộc sống cộng đồng

 

 

Lời giải:

Hoạt động

Nhiệm vụ

Trong học tập

- Hoàn thành bài tập về nhà

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp

- Làm bài kiểm tra bằng chính sức lực của mình

Trong sinh hoạt hằng ngày

- Vệ sinh cá nhân

- Gấp gọn chăn màn sau khi thức dậy

- Dọn dẹp nhà cửa

Trong hoạt động tập thể

- Chủ động hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình học nhóm

Trong cuộc sống cộng đồng

- Tự mình hoàn thành các công việc được giao

Câu 13 trang 29 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy sưu tầm một số tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, tự lập thân lập nghiệp, thành công trong cuộc sống và nêu cảm nghĩ của mình trước các tấm gương đó.

Lời giải:

- Một số tấm gương tự lập:

+ Bác Hồ: người có tính tự lập, không trông chờ vào người khác, dám đương đầu với gian khổ.

+ Hồ Hữu Hạnh: tuy không có đầy đủ tay chân như bao người khác, nhưng cậu bé vẫn tự lập, vượt khó để đạt nhiều thành tích (huy chương bơi lội).

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký: thầy cố gắng học tập, rèn luyện chữ viết, không dựa dẫm vào ai. Thầy đã vượt lên số phận và trở thành một nhà giáo đáng ngưỡng mộ.

- Đối với em, những tấm gương nêu trên thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Dù có gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng họ đều cố gắng, nỗ lực, tự mình vượt qua.

Lý thuyết Bài 5: Tự lập

1. Sống tự lập

- Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình.Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

- Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

2. Biểu hiện của tính tự lập

- Biểu hiện của tự lập:

+ Tự tin, tự làm lấy việc của mình.

+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.

+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Biểu hiện trái với tự lập:

+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

+ Trông chờ vào may rủi.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

+ Sống biệt lập, chỉ biết đến bản thân, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

3. Ý nghĩa tự lập 

- Tự lập giúp chúng ta:

+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.

+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống

+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.

Đánh giá

0

0 đánh giá