Sách bài tập GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm | SBT Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo

2.2 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 8: Tiết kiệm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Tiết kiệm

Củng cố

Bài tập 1 trang 33 SBT Giáo dục công dân 6: Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần:

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn

B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết

C. Bản thân có nhiều tiền

D. Ý A và B đều đúng

Câu 3: Chúng ta cần tiết kiệm những gì?

A. Thời gian

B. Tiền bạc

C. Điện, nước, thức ăn

D. Cả ba ý trên đều đúng

Lời giải:

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: D

Bài tập 2 trang 33 SBT Giáo dục công dân 6: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.

Bài 8: Tiết kiệm

Lời giải:

1 – b

2 – a

3 – e

4 – c

5 – d

Bài 8: Tiết kiệm

Luyện tập

Bài tập 3 trang 34 SBT Giáo dục công dân 6: Thử tài tái chế

Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được hình thành từ các ý tưởng tái chế từ rác thải hay thủy tinh được ủng hộ trên toàn thế giới. Xu hướng này mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Em hãy tìm kiếm các loại rác thải nhựa trong gia đình và tiến hành tái chế để có những đồ vật có thể sử dụng.

Gợi ý:

- Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây.

- Tái chế rác thải thành đồ trang trí.

- Tái chế rác thải thành vật dụng trong gia đình.

Lời giải:

- Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây.

Sản phẩm có thể dùng tái chế rác thải nhựa là chai nhựa, cốc uống nước nhựa, hộp nhựa, hộp xốp… Đầu tiên lấy chai nhựa phải rửa sạch bằng nước rửa chén để làm sạch hết phụ gia, dầu ăn,… rồi phơi thoáng để khô tự nhiên. Sử dụng que sắt nung nóng để làm thủng đáy chai tạo thành lỗ thoát nước cho cây. Sau khi hoàn thành, có thể trồng các loại rau cải, mồng tơi, xà lách hoặc cây hoa cảnh trên ban công, sân thượng. Còn với hộp nhựa, hộp mỹ phẩm có thể tái chế rác thải nhựa trồng cây mini sen đá, xương rồng, cẩm nhung,… đặt bên cửa sổ. Còn với cốc uống bằng nhựa trồng cây thủy sinh treo tường nhà.

Bài tập 4 trang 34 SBT Giáo dục công dân 6: Thực hành tiết kiệm từ cuộc sống.

Tìm kiếm một số vật dụng trong gia đình (sách báo, đồ kim loại, ...) không còn dùng đến để quyên góp cho phòng trào kế hoạch nhỏ ở trường hoặc bán ve chai, tận dụng số tiền thu được để làm một việc có ích. Sau đó em hãy chia sẻ kết quả với bạn bè của mình.

- Tổng số tiền quyên góp:

- Chia sẻ kết quả:

Lời giải:

- Tổng số tiền quyên góp: 500.000 đồng.

- Số tiền này của lớp em được gửi đến ủng hộ đồng bào miền Trung mùa lũ lụt hoặc người vô gia cư bị ảnh hưởng do Covid.

Bài tập 5 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6: Em hãy lên kế hoạch phân loại những vật dụng mà em cần mua, thích mua trong 1 tháng tới, em sẽ ưu tiên mua vật dụng nào? Vì sao?

- Vật dụng cần mua:

- Vì sao phải mua?

Lời giải:

- Vật dụng cần mua: Ruột bút bi mới.

- Phải mua vì bút bi cũ hết mực nhưng vỏ bút bi vẫn dùng được.

Vận dụng

Bài tập 6 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy liệt kê và thực hiện 5 hành động thể hiện tinh thần tiết kiệm, sau đó nêu cảm nghĩ của em về kết quả đạt được.

- 5 hành động tiết kiệm.

- Cảm nghĩ của em?

Lời giải:

- 5 hành động tiết kiệm:

+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn

+ Tắt bếp sớm một chút.

+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

+ Sử dụng công tắc thông minh.

+ Giặt rửa bằng nước lạnh…

- Em cảm thấy mình đã tiết kiệm được điện và cả tiền bạc; góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

Bài tập 7 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6: Trong buổi họp tổ khu phố về vấn đề bảo vệ môi trường, em hãy sắm vai một tuyên truyền viên để chia sẻ vai trò của kiết kiệm trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp

Lời giải:

Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên diện rộng, kéo dài liên tục ở mức 39-40 độ C dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề thiếu điện ngày càng trầm trọng, chúng ta cần tiết kiệm điện: Trước tiên, cần biết Tại sao phải tiết kiệm điện? Tiết kiệm điện chính là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội; góp phần tiết kiệm lượng điện không cần thiết và hạn chế phần nào sự thiếu điện tại khu vực sinh sống. Bên cạnh đó, tiết kiệm điện còn góp phần gìn giữ tài nguyên, môi trường cho thế hệ tương lai,… Vậy Cần làm gì để tiết kiệm điện? Muốn tiết kiện điện, mỗi cá nhân phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện đối với cuộc sống và sự phát triển của xã hội bởi thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm điện thậm chí còn lãng phí điện. Đặc biệt trong tình hình đất nước đang gặp khó khăn vì phải gồng mình chống dịch (COVID-19) như hiện nay thì mỗi người chúng ta lại càng phải có ý thức và trách nhiệm hơn bao giờ hết trong việc thực hiện tiết kiệm điện. Để tiết kiệm điện, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều hơn. Ngoài ra, việc tắt đèn còn giúp phòng mát hơn trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm mùa hè như hiện nay. Và đừng quên tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng. Không để các thiết bị điện ở trạng thái chờ vì điều đó vẫn làm tiêu hao năng lượng điện. Cuối cùng, mong mọi người hưởng ứng và thực hiện thật tốt chủ trương tiết kiệm điện của nhà nước.

Bài tập 8 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6: Từ những yêu cầu về tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày, hãy thiết kế một khẩu hiệu về tiết kiệm và treo ở nhà để nhắc nhở bản thân và nhắn nhủ cho người thân trong gia đình thực hành tiết kiệm trong cuộc sống.

Lời giải:

- Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng nữa.

- Môi Trường Hôm Nay – Cuộc Sống Ngày Mai

- Môi Trường Là Cuộc Sống – Cuộc Sống Là Môi Trường

Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc:
+ Chi tiêu hợp lí;
+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác.
- Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Cách rèn luyện tính tiết kiệm

Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:
+ Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc,..

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động…

Đánh giá

0

0 đánh giá