Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X
STT |
Tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Những địa danh quan trọng |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
5 |
|
|
|
Lời giải:
STT |
Tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa |
Thời gian |
Những địa danh quan trọng |
1 |
Hai Bà Trưng |
40 - 43 |
Hát Môn, Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu |
2 |
Bà Triệu |
248 |
Núi Nưa (Thanh Hóa), núi Tùng (Thanh Hóa) |
3 |
Lý Bí, Triệu Quang Phục |
542 - 603 |
Thành Long Biên, vùng cửa sông Tô Lịch; đầm Dạ Trạch |
4 |
Mai Thúc Loan |
713 - 722 |
Hoan Châu, thành Vạn An, Diễn Châu, Ái Châu, Trường Châu, thành Tống Bình |
5 |
Phùng Hưng |
776 - 791 |
Làng Đường Lâm, thành Tống Bình |
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
|
A. “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?” |
2. Khởi nghĩa Bà Triêu |
|
B. “dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế, mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này....” |
3. Khởi nghĩa Lý Bí |
|
C. Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở làng Đường Lâm, củng cố quyết tâm giành độc lập cho dân tộc. |
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
|
D. Cuộc khởi nghĩa giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722). Đó là một cuộc khởi nghĩa lớn, đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường chống Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ của nhân dân ta. |
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng |
|
E. “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”. |
Lời giải:
Câu 3 trang 58 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy điền tên cuộc khởi nghĩa với bản đồ tương ứng:
Lời giải:
Lý thuyết Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)
- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ, Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (Hà Nội).
- Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.
- Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc đưich nhân dân suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán đưa quân sang đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
II. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Nhà Ngô đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 – 603)
- Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ Giao Châu.
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng chùa Khai quốc.
- Tháng 5/545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.
- Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.
- Năm 603, nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.
IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 – 722)
- Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, đánh ra chiếm Tống Bình.
- Năm 722, nhà Đường đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
V. Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 791)
- Năm 776, Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây), sau đó đem quân ra đánh chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
- Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai là Phùng An nối nghiệp. Năm 793, nhà Đường đem quân đàn áp.