Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

2.9 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Câu 1 trang 47 sách bài tập Lịch Sử 6: Hiện vật nào tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật chế tác đồ đồng của con người thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

A. Đồ gốm. 

B. Rìu đá Bắc Sơn. 

C. Công cụ đá.

D. Trống đồng.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2 trang 47 sách bài tập Lịch Sử 6: Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu bên dưới về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

 

Lời giải:

Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Câu 3 trang 48 sách bài tập Lịch Sử 6: Kể tên những phong tục của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn được lưu giữ đến ngày nay?

Lời giải:

- Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Tục nhuộm răng đen (vẫn phổ biến ở các vùng nông thôn thuộc khu vực Bắc Bộ).

+ Tục ăn trầu; làm bánh trưng – bánh giày trong ngày lễ/ tết.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…

+ Tổ chức các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp (lễ xuống đồng; lễ mừng cơm mới…).

Câu 5 trang 48 sách bài tập Lịch Sử 6: Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn giản.

Ví dụ, chúng ta biết đó là những con chim đang bay thành vòng tròn trên mặt trống nhưng không rõ đó có phải là chim Lạc như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hay không? Nhiều hình khắc có thể được nhận biết và mô tả nhưng không dễ giải mã ý nghĩa của chúng. Dù vậy, trải nghiệm quá khứ bằng cách quan sát và phân tích những hình chạm khắc của người xưa vẫn là một phương pháp thực sự thú vị và hiệu quả khi các em học lịch sử.

Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Nhìn vào một số hình chạm khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (xem trang 48), hãy chọn một hình mà em thích, sau đó mô tả nó theo những gợi ý sau:

1. Tìm hiểu xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ (tham khảo thêm mục Em có biết trang 78 SGK).

2. Hình ảnh đó diễn tả cảnh gì hay vật gì?

3. Những thông tin gì về đời sống vật chất và tinh thân của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó?

Lời giải:

- Thực hiện yêu cầu số 1:

+ Trống đồng Ngọc Lũ, được phát hiện năm 1893 ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

+ Trống đồng Ngọc Lũ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch Sử Quốc gia. Phiên bản của nó được đặt ở vị trí trang trọng ngay cửa chính trụ sở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mĩ).

- Thực hiện yêu cầu số 2: 

+ Hình ảnh mà em thích nhất trên Trống đồng Ngọc Lũ là hình: 

Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

+ Hình ảnh này diễn tả: Người Việt cổ tổ chức nhiều lễ hội trong năm, Trong những ngày lễ hội, mọi người thích nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức.

- Thực hiện yêu cầu số 3:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện trên trống đồng:

  • Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là gạo nếp, gạo tẻ,…. (hình ảnh đôi nam nữ giả gạo)
  • Người Việt cổ tổ chức nhiều lễ hội trong năm, Trong những ngày lễ hội, mọi người thích nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức (hình ảnh người nhảy múa)
  • Nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Việt cổ (hình ảnh nhà sàn).
  • Lý thuyết Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

    I. Đời sống vật chất

    - Kinh tế:

    + Chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước, dùng công cụ lao động bằng đồng.

    + Trồng dân nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,…

    + Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim, đóng thuyền phát triển. 

    - Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, ăn cùng với rau, cua, cá…

    Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

    - Đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

    - Ngày thường, nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, có yếm …Khi có lễ hội, họ mặc đẹp hơn, đeo trang sức, mũ cắm lông chim…

    II. Đời sống tinh thần

    - Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,…

    - Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, chôn cất người chết…

    - Phung tục – tập quán: nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình…

    Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

Đánh giá

0

0 đánh giá