Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Ai Cập cổ đại

4.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại

Câu 1 trang 21 sách bài tập Lịch Sử 6: Quan sát lược đồ Ai Cập cổ đại trong SGK và nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp.

Phía bắc Ai Cập cổ đại giáp với

 

sa mạc Đông và Biển Đỏ

Phía đông Ai Cập cổ đại giáp với

 

sa mạc Tây thuộc sa mạc Xa-ha-ra

Phía tây Ai Cập cổ đại giáp với

 

Địa Trung Hải

Phía nam Ai Cập cổ đại giáp với

 

sa mạc Nu-bi-a thuộc sa mạc Xa-ha-ra

 

Lời giải:

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Câu 2 trang 21 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1.Ai Cập nằm ở khu vực nào hiện nay?

A. Đông Bắc châu Phi. 

B. Đông Nam châu Phi.

C. Tây Bắc Châu Phi.

D. Tây Nam châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi (SGK - trang 33)

2. Vùng Hạ Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập? 

A. Đông Ai Cập.

B. Tây Ai Cập.

C. Nam Ai Cập. 

D. Bắc Ai Cập. 

Đáp án: D

Giải thích: Vùng Hạ Ai Cập nằm ở khu vực phía Bắc của Ai Cập.

3. Vùng Thượng Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập? 

A. Đông Ai Cập.

B. Tây Ai Cập.

C. Nam Ai Cập. 

D. Bắc Ai Cập.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng Thượng Ai Cập nằm ở khu vực Nam Ai Cập.

4. Khoảng thời gian nào nước sông Nin dâng cao, tràn lên hai bên bờ sông? 

A. Tháng 5 đến tháng 7.

B. Tháng 7 đến tháng 10.

C. Tháng 10 đến tháng 12. 

D. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Đáp án: B

Giải thích: Hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, mực nước sông Nin dâng cao, nước lũ tràn lên hai bên bờ khoảng 400 dặm. Tháng 10 nước bắt đầu rút, để lại những lớp đất phù sa đen (SGK - trang 33).

5. Khoảng thời gian nào cư dân Ai Cập cổ đại thu hoạch và tích trữ lúa mì? 

A. Tháng 1 đến tháng 3.

B. Tháng 3 đến tháng 6.

C. Tháng 7 đến tháng 9. 

D. Tháng 9 đến tháng 12.

Đáp án: B

Giải thích: Từ tháng 3 đến tháng 6, cư dân Ai Cập bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì (tháng 7 – tháng 10 nước lũ dâng cao; tháng 10 – tháng 3 cư dân Ai Cập gieo trồng lúa mì; tháng 3 đến tháng 6 thu hoạch).

6. Vị vua nào đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập theo truyền thuyết? 

A. Vua Na-mơ.

B. Vua Tu-tan-kha-mun.

C. Vua Thớt-mo (Thutmose). 

D. Vua Ram-sét.

Đáp án: A

Giải thích: Vào khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ (Namer), hay Mê-nét (Mến) theo huyền thoại đã thống nhất các nôm ở Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập thành mọt vương quốc (SGK - trang 34).

7. Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là

A. tể tướng. 

B. pha-ra-ông.

C. tướng lĩnh.

D. tu sĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.

8. Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ 

A. hình nêm.

B. tượng hình.

C. La Mã. 

D. tiểu triện.

Đáp án: B

Giải thích: Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là chữ tượng hình.

9. Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh. 

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh. 

D. người chết được lên thiên đàng.

Đáp án: C

Giải thích: Người Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn. Họ ướp xác để đợi linh hồn tái sinh và xây dựng kim tự tháp để cất giữ xác ướp (SGK - trang 36).

10. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập là 

A. tượng nhân sự.

B. tượng bán thân Nê-phéc-ti-ti.

C. mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun. 

D. kim tự tháp.

Đáp án: D

Giải thích: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập là Kim tự tháp (SGK - trang 35).

Câu 3 trang 22 sách bài tập Lịch Sử 6: Hoàn thành cây sơ đồ sau:

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Lời giải:

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Câu 4 trang 23 sách bài tập Lịch Sử 6: Vẽ sơ đồ tư duy theo mẫu bên dưới về các thành tựu văn hoá tiêu biểu mà người Ai Cập cổ đại đóng góp cho văn minh nhân loại.

Bài 6: Ai Cập cổ đại

 

Lời giải:

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Lý thuyết Bài 6: Ai Cập cổ đại

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, nằm bên lưu vực sông Nin.

- Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào, là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng ở Ai Cập cổ đại.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại | Chân trời sáng tạo

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI

- Khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất nhà nước Ai Cập cổ đại.

 - Đứng đầu   nhà nước Ai Cập cổ đại là các pha-ra-ông có quyền lực tối cao.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm và cai trị Ai Cập cổ đại.

III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

- Chữ viết: khắc chữ tượng hình nên các phiến đá, giấy pa-pi-rút

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại | Chân trời sáng tạo

- Toán học: giỏi về hình học.

- Kiến trúc và điêu khắc: Kim tự tháp, tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại | Chân trời sáng tạo

- Y học: giỏi về giải phẫu học, có kiến thức về các loại thuốc thảo mộc, tinh dầu…

Đánh giá

0

0 đánh giá