Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử
Câu 1 trang 9 sách bài tập Lịch Sử 6: Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống
a. quy luật b. quan sát
c. dương lịch. d. một năm
e. âm lịch f. thời gian
g. một tháng h. một vòng
i. Trái Đất
Dựa vào.................và tính toán, người xưa đã phát hiện....................... di chuyển của Mặt Trăng, ........................, Mặt Trời để tính..................... và làm ra lịch.
............là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết ................quanh Trái Đất là.................
...............là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là...................
Lời giải:
Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.
Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
1. Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của
A. âm lịch.
B. dương lịch.
C. bát quái lịch.
D. ngũ hành lịch.
Trả lời: C
Đáp án: B
Giải thích: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch (SGK - trang – trang 16).
2. Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?
A. Đức Phật Thích Ca.
B. A-lếch-xan-đơ (Alexander) Đại đế.
C. Chúa Giê-su.
D. Tần Thuỷ Hoàng.
Trả lời: C
Giải thích: Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên (SGK - trang 16).
3. Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 0 Công lịch.
B. Trước năm 0 Công lịch.
C. Trước năm 1 Công lịch.
D. Sau năm 1 Công lịch.
Trả lời: C
Giải thích: Trước Công nguyên được tính từ trước năm 1 Công lịch (SGK - trang 16).
4. Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 1000 năm.
D. 10 000 năm.
Đáp án: B
Giải thích: Một thế kỉ có 100 năm (SGK - trang 16).
Ví dụ dưới đây cho chúng ta thấy cách thiết kế sơ đồ dòng thời gian các giai đoạn lịch sử khác nhau và những đặc điểm căn bản nhất của một sơ đồ dòng thời gian.
Em hãy tính khoảng thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên sơ đồ so với thời điểm hiện tại.
Lời giải:
Sự kiện |
Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) |
||
Thời gian diễn ra |
Nội dung sự kiện |
Số năm |
Số thế kỉ |
40 |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
1981 |
19 |
248 |
Khởi nghĩa Bà Triệu |
1773 |
17 |
542 |
Khởi nghĩa Lý Bí |
1479 |
14 |
938 |
Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng |
1083 |
10 |
Lời giải:
Lý thuyết Bài 2: Thời gian trong lịch sử
I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và làm ra lịch.
- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN
- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
- Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.