Giải SGK Tin học 12 (Cánh diều): Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo

0.9 K

Lời giải bài tập Tin học lớp 12 Bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 12 Bài Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo từ đó học tốt môn Tin học lớp 12.

Giải bài tập Tin học 12 Bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo

Khởi động trang 31 Tin học 12: Theo em, tính nhân văn trong thế giới ảo có khác với tính nhân văn trong thế giới thực hay không? Em hãy giải thích rõ thêm.

Lời giải:

Tính nhân văn trong thế giới ảo không khác với tính nhân văn trong thế giới thực. Vì tính nhân văn trong thực tế như nào thì thể hiện trong thế giới ảo như vậy.

Hoạt động 1 trang 32 Tin học 12: Giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao tiếp qua không gian mạng có mặt trái hay không? Việc dạy và học hoàn toàn qua mạng mà không cần đến lớp học trực tiếp có nhược điểm gì?

Lời giải:

Giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao tiếp qua không gian mạng vẫn có mặt trái:

– Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn, âm điệu của tiếng nói. Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm là chuyện nghiêm túc; câu trả lời ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố gắng nói chuyện) có thể bị hiểu là không muốn bị làm phiền.

− Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém (lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện) đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Sự lười biếng thời công nghệ, ví dụ gửi tin nhắn đến một người ở ngay cùng phòng thay vì đến gần để trò chuyện.

– Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng với các mối quan hệ, trở nên ngây ngô trong cuộc sống thực, không biết gì về những sự kiện gần gũi xung quanh.

– Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt,...

– Một số rủi ro như có thể bị lộ thông tin cá nhân, bị mất kết nối.

Việc dạy và học hoàn toàn qua mạng mà không cần đến lớp học trực tiếp có nhược điểm sau: Học sinh không có nhiều cơ hội trao đổi với bạn bè, không có ngôn ngữ hình thể, thiếu tín hiệu cảm xúc làm giảm khả năng truyền đạt, nảy sinh các khó khăn liên quan đến mạng và thiết bị dạy học qua mạng.

Hoạt động 2 trang 33 Tin học 12: Ở các lớp dưới, những bài học thuộc về đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số đã đề cập đến việc giao tiếp qua mạng một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử. Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng có gì khác?

Lời giải:

Trước hết, người nhân văn là người có văn hoá, không làm việc xấu, tích cực chống người xấu, việc xấu. Ứng sử nhân văn trên không gian mạng là thận trọng suy xét, để không bị lợi dụng, vô tình tiếp tay hỗ trợ bọn xấu trong việcnhuw trên. Một số ví dụ như:

– Không mạo danh, giả làm người khác với bất kì mục đích gì, kể cả là vui đùa, giải trí.

- Không tiếp tay cho kẻ bắt nạt, quấy rối trên không gian mạng; không tham gia phát tán những nội dung có tính bắt nạt, quấy rối.

– Bày tỏ sự không đồng tình và phê phán; phản đối việc bắt nạt, quấy rối.

Một số việc sau đây là các chiêu trò lừa đảo qua mạng thường thấy, có thể do sự phối hợp, tiếp tay, đồng tỉnh hay vô ý của nhiều người.

– Nhử mồi (baiting) qua mạng, hứa hẹn một vật phẩm, hàng hoá hoặc phần thưởng để dụ dỗ nạn nhân, lừa tiền, lừa công sức lao động hay đánh cắp dữ liệu.

- Dùng công cụ làm giả hoàn hảo để lừa người thiếu cảnh giác.

Luyện tập 1 trang 34 Tin học 12: Vì sao giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn?

Lời giải:

Giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn vì nếu ứng xử nhân văn trên không gian mạng nhằm tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, lan toả những giá trị nhân văn. Công nghệ kĩ thuật số giúp ta dễ dàng bày tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng nói hay đơn giản là dùng các biểu tượng để thể hiện. Bên canh đó vẫn có mặt trái tiềm ẩn như: dễ bị bắt nạt, đe doạ, lừa đảo trên không gian mạng.

Luyện tập 2 trang 34 Tin học 12: Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn hay khó hơn khi đối mặt trực tiếp? Vì sao?

Lời giải:

Ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn khi đối mặt trực tiếp. Vì không thấy được ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, điều bộ của người đối diện.

Vận dụng trang 34 Tin học 12: Em hãy kể lại một tình huống đáng nhớ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng. Điều ấn tượng nào khiến em nhớ về tình huống đó?

Lời giải:

Một số ví dụ:

- Sau đăng quang, Ý Nhi có một số phát ngôn về bản thân được cho là kém tinh tế khiến dư luận không hài lòng. Mặc dù đã công khai xin lỗi trong một buổi livestream nhưng Ý Nhi vẫn không nhận được sự cảm thông từ phía cộng đồng. Nhóm anti hoa hậu được lập ra có số lượng thành viên tăng nhanh hiện lên tới hơn 200.000. Ðáng chú ý trên diễn đàn này nhiều người đã sử dụng ngôn ngữ mang tính miệt thị, xúc phạm khi bình luận về các phát ngôn của hoa hậu, cũng như ngang nhiên xâm phạm đời tư của cô. Không dừng lại ở đó, một số người hâm mộ quá khích còn tràn vào trang fanpage của Huỳnh Trần Ý Nhi và để lại những bình luận chê bai, thậm chí đòi Ban tổ chức cuộc thi tước danh hiệu hoa hậu của cô.

- Do không hài lòng về việc trọng tài từ chối quả phạt đền của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với UAE, không ít người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã tấn công trang cá nhân của ông bằng những lời miệt thị nặng nề.

Điều ấn tượng khiến em nhớ về tình huống đó: Phát ngôn thiếu trách nhiệm, thậm chí thóa mạ, vùi dập người khác không còn là chuyện hiếm trên mạng xã hội hiện nay. Thực tế đã có không ít chuyện đau lòng về hậu quả của nạn tấn công, bắt nạt trên mạng xã hội. Có người bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, thậm chí tự tử sau khi bị công kích, nói xấu trên mạng.

Câu 1 trang 34 Tin học 12: Giao tiếp qua không gian mạng mang lại những tiện lợi gì?

Lời giải:

Giao tiếp qua không gian mạng mang lại những tiện lợi sau:

- Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Hai bên giao tiếp không cần phải có mặt cùng một lúc, không cần phải ở cùng một nơi. Ví dụ: Dù không ở trường, học sinh vẫn có thể dễ dàng giao tiếp với thầy cô qua email, tin nhắn,...

- Cho phép một số lượng lớn người cùng tham gia bởi không gian, không ảnh hưởng đến việc gửi và nhận khi tổ chức các buổi họp trực tuyến với số lượng người tham gia rất lớn, ở nhiều địa điểm cách xa nhau.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin. Nội dung trò chuyện trước đó vẫn có thể được lưu giữ.

- Góp phần xoá bỏ mặc cảm, giảm nhẹ rào cản ở bước đầu giao tiếp.

- Cung cấp nền tảng giúp người khiếm khuyết về ngoại hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn dễ dàng gia tiếp mà ko cần người ngoài hỗ trợ.

Câu 2 trang 34 Tin học 12: Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm gì? Về lâu dài có thể gây ra những vấn đề gì?

Lời giải:

Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm sau:

- Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn, âm điệu của tiếng nói. Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm là chuyện nghiêm túc; câu trả lời ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố gắng nói chuyện) có thể bị hiểu là không muốn bị làm phiền.

- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém (lỗi chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện) đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Sự lười biếng thời công nghệ, ví dụ gửi tin nhắn đến một người ở ngay cùng phòng thay vì đến gần để trò chuyện.

- Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng với các mối quan hệ, trở nên ngây ngô trong cuộc sống thực, không biết gì về những sự kiện gần gũi xung quanh.

- Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt,...

- Một số rủi ro như có thể bị lộ thông tin cá nhân, bị mất kết nối.

Giao tiếp trong không gian mạng về lâu dài có thể gây ra những vấn đề sau: con người mải sống trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thực, ít vận động, gặp gỡ nhau.

Câu 3 trang 34 Tin học 12: Tính nhân văn thể hiện ở những điều gì?

Lời giải:

Tính nhân văn thể hiện ở những điều sau: Nhân văn là văn hoá của xã hội loài người. Con người ứng xử nhân văn thể hiện:

- Có tình người: chân thành, đồng cảm và thấu hiểu với người khác; độ lượng, vị tha và khoan dung.

- Có tính người: yêu cái tốt, thích cái đẹp; ghét cái xấu, chống cái ác; ủng hộ công bằng và lẽ phải, giúp đỡ và bảo vệ kẻ yếu.

- Có tính xã hội loài người: mong muốn một xã hội thịnh vượng, người người hạnh phúc.

Tính nhân văn là nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh và rộng hơn là môi trường sống trên Trái Đất của toàn nhân loại.

Trong không gian mạng, các tình huống ứng xử tương tự như trong cuộc sống thực, còn thêm phần đa dạng, phong phú hơn. Tuỳ bối cảnh cụ thể, tính nhân văn được thể hiện khác nhau nhưng đều phản ánh một nền tảng văn hoá tốt, một nhân cách đẹp của con người.

Câu 4 trang 34 Tin học 12: Nêu ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng.

Lời giải:

Ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng:

- Không chia sẻ, bình luận những nội dung chưa được xác minh độ chân thực.

- Không bình luận khiếm nhã trên không gian mạng.

- Lan toả những hành động đẹp cho nhiều người biết.

Xem thêm cái bài giải bài tập Tin học 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá