Tài liệu chuyên đề Mở đầu Vật Lí lớp 10 gồm lý thuyết và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 10.
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 10 word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Chuyên đề Mở đầu
Tài liệu gồm 2 Chuyên đề nhỏ, mời bạn đọc xem thử nội dung Chuyên đề An toàn trong phòng thực hành. Đơn vị và sai số trong vật lí:
Chuyên đề 2: AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ TRONG VẬT LÍ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
· Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
· Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
· Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
· Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
· Chỉ cắm phích/ giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.
· Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.
· Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
· Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
· Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
· Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.
II. ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ TRONG VẬT LÍ
1. Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất
Hệ đơn vị SI là hệ thống đơn vị đo các đại lượng vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở 7 đơn vị cơ bản như bảng 1 .
Bảng 1. Các đơn vị cơ bản trong hệ SI
TT |
Đại lượng |
Tên đơn vị |
Kí hiệu đơn vị |
1 |
Độ dài |
mét |
m |
2 |
Khối lượng |
kilôgam |
kg |
3 |
Thời gian |
giây |
s |
4 |
Cường độ dòng điện |
ampe |
A |
5 |
Nhiệt độ nhiệt động lực |
kenvin |
K |
6 |
Lượng chất |
mol |
mol |
7 |
Cường độ sáng |
candela |
cd |
Khi số đo của đại lượng đang xem xét là một bội số hoặc ước số thập phân của 10 , ta có thể sử dụng tiếp đầu ngữ (như bảng 2) để phần số đo được trình bày ngắn gọn.
Bảng 2. Tên và kí hiệu tiếp đầu ngữ của bội số, ước số thập phân của đơn vị
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Kí hiệu |
Tên đọc |
Hệ số |
Y |
yotta |
\({10^{24}}\) |
k |
kilo |
\({10^3}\) |
p |
pico |
\({10^{ - 12}}\) |
Z |
zetta |
\({10^{21}}\) |
h |
hecto |
\({10^2}\) |
n |
nano |
\({10^{ - 9}}\) |
E |
eta |
\({10^{18}}\) |
da |
deka |
\({10^1}\) |
\(\mu \) |
micro |
|
P |
peta |
\({10^{15}}\) |
y |
yokta |
\({10^{ - 24}}\) |
m |
mili |
\({10^{ - 3}}\) |
T |
tera |
\({10^{12}}\) |
z |
zepto |
\({10^{ - 21}}\) |
c |
centi |
\({10^{ - 2}}\) |
G |
giga |
\({10^9}\) |
a |
atto |
\({10^{ - 18}}\) |
|
deci |
\({10^{ - 1}}\) |
M |
mega |
\({10^6}\) |
f |
femto |
\({10^{ - 15}}\) |
|
|
|
Ngoài 7 đơn vị cơ bản, những đơn vị còn lại được gọi là đơn vị dẫn xuất. Mọi đơn vị dẫn xuất đều có thể phân tích thành các đơn vị cơ bản dựa vào mối liên hệ giữa các đại lượng tương ứng.
Bảng 3. Các đơn vị dẫn xuất
TT |
Đại lượng |
Tên đơn vị |
Kí hiệu đơn vị |
Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn |
|||
1 |
Góc phẳng |
rađian |
rad |
2 |
Diện tích |
mét vuông |
\({m^2}\) |
3 |
Thể tích |
mét khối |
\({m^3}\) |
4 |
Tần số |
héc |
\({\rm{Hz}}\) |
5 |
Tốc độ góc |
rađian trên giây |
\({\rm{rad}}/{\rm{s}}\) |
6 |
Gia tốc góc |
rađian trên giây bình phương |
\({\rm{rad}}/{{\rm{s}}^2}\) |
7 |
Vận tốc |
mét trên giây |
\({\rm{m}}/{\rm{s}}\) |
8 |
Gia tốc |
mét trên giây bình phương |
\({\rm{m}}/{{\rm{s}}^2}\) |
|
|
Đơn vị cơ |
|
9 |
Khối lượng riêng |
kilôgam trên mét khối |
\({\rm{kg}}/{{\rm{m}}^3}\) |
10 |
Lực |
niutơn |
\({\rm{N}}\) |
11 |
Moment lực |
niutơn nhân mét |
N.m |
12 |
Áp suất |
pascan |
Pa |
2. Các phép đo trong Vật lí
Phép đo các đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
· Công cụ để thực hiện việc so sánh nói trên gọi là dụng cụ đo.
· Phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo được gọi là phép đo trực tiếp.
· Phép xác định một đại lượng vật lí thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.
3. Các loại sai số của phép đo
· Sai số là độ chênh lệch giữa giá trị thật và giá trị đo được khi thực hiện các phép đo.
· Nguyên nhân gây ra sai số là do giới hạn về sự chính xác của dụng cụ đo, kĩ thuật đo, quy trình đo, chủ quan của người đo...
· Xét theo nguyên nhân thì sai số của phép đo được phân thành hai loại:
+) Sai số hệ thống: là sai số do tính quy luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo. Sai số hệ thống làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định so với giá trị thực. Nguyên nhân của sai số hệ thống chủ yếu là do dụng cụ đo.
+) Sai số ngẫu nhiên: là loại sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc
những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Sai số này thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.
4. Cách xác định sai số của phép đo trực tiếp
· Giá trị trung bình khi đo nhiều lần một đại lượng \({\rm{A}}:{\rm{\bar A}} = \frac{{{{\rm{A}}_1} + {{\rm{A}}_2} + \ldots + {{\rm{A}}_{\rm{n}}}}}{{\rm{n}}}\).
\( \to {\rm{\bar A}}\) là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng \({\rm{A}}\).
· Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối ứng với mỗi lần đo:
\({\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_1} = \left| {{\rm{\bar A}} - {{\rm{A}}_1}} \right|;{\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_2} = \left| {{\rm{\bar A}} - {{\rm{A}}_2}} \right|; \ldots ;{\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_{\rm{n}}} = \left| {{\rm{\bar A}} - {{\rm{A}}_{\rm{n}}}} \right|{\rm{.\;}}\)
· Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối trung bình của \({\rm{n}}\) lần đo: \(\overline {{\rm{\Delta A}}} = \frac{{{\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_1} + {\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_2} + \ldots + {\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_{\rm{n}}}}}{{\rm{n}}}\).
· Sai số dụng cụ \({\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_{{\rm{dc}}}}\) có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
\( \to \) Sai số tuyệt đối của phép đo: \({\rm{\Delta A}} = \overline {{\rm{\Delta A}}} + {\rm{\Delta }}{{\rm{A}}_{{\rm{dc}}}}\).
\( \to \) Sai số tỉ đối (tương đối) của phép đo: \(\delta {\rm{A}} = \frac{{{\rm{\Delta A}}}}{{{\rm{\bar A}}}}.100{\rm{\% }}\).
5. Xác định sai số của phép đo gián tiếp
Để xác định sai số của phép đo gián tiếp ta có thể vận dụng hai quy tắc sau:
· Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Ví dụ: Nếu \({\rm{F}} = {\rm{X}} + {\rm{Y}} - {\rm{Z}}\) thì \({\rm{\Delta F}} = {\rm{\Delta X}} + {\rm{\Delta Y}} + {\rm{\Delta Z}}\).
· Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
Ví dụ: Nếu \(F = X\frac{Y}{Z} \Rightarrow \delta F = \delta X + \delta Y + \delta Z\).
6. Cách ghi kết quả đo
· Kết quả đo đại lượng \({\rm{A}}\) được ghi như sau: \({\rm{A}} = {\rm{\bar A}} \pm {\rm{\Delta A}}\) hoặc \({\rm{A}} = {\rm{\bar A}} \pm \delta {\rm{A}}\)
Trong đó: +) \({\rm{\Delta A}}\) là sai số tuyệt đối, thường được viết đến số chữ số có nghĩa tới đơn vị của ĐCNN
trên dụng cụ đo.
+) Giá trị trung bình \({\rm{\bar A}}\) được viết đến bậc thập phân tương ứng với \({\rm{\Delta A}}\).
· Một số lưu ý:
+) Quy tắc làm tròn số: Nếu chữ số ở hàng bỏ đi nhỏ hơn 5 thì chữ số bên trái vẫn giữ nguyên. Nếu chữ số ở hàng bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ bên trái tăng thêm một đơn vị.
+) Các số có nghĩa bao gồm: Các chữ số khác 0 , các chữ số 0 nằm giữa hai chữ số khác 0 hoặc nằm bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác 0 .