Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường
Đề bài: Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 1
Mỗi khi mùa thu đến, chúng em đều nô nức, háo hức về ngày hội trăng rằm. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong tiết trời dịu mát của tiết thu, dưới ánh trăng vằng vặc của ngày rằm, hội trăng rằm diễn ra khắp mọi miền quê, ngõ phố.
Lễ hội bắt đầu với phần rước đèn của các xóm. Mỗi cái đèn đều được làm rất tỉ mỉ và tâm huyết. Các hình thù khác nhau, trang trí thật bắt mắt. Đội nào cũng muốn đèn của mình là độc đáo và đặc sắc nhất. Càng to càng đẹp thì đèn càng sáng. Dưới có ánh đèn trên có vầng trắng sáng. Đi bộ dưới ánh trăng trong vắt của ngày rằm trung thu là một trải nghiệm tuyệt vời. Vầng trăng xinh tươi, tròn trịa buông ánh sáng lên vạt vật. Con đường làng, cánh đồng, dòng sông cũng đầy ánh trăng. Vui nhất là em được cùng bố, mẹ dẫn đi chơi trung thu.
Các tiết mục văn nghệ cũng được chuẩn bị chu đáo, người dẫn chương trình là chị Hằng và chú Cuội. Những bài hát quen thuộc như là " tùng rinh rinh...."
Sau đó là màn phá cỗ trông trăng được mọi người đều mong chờ nhất. chúng em được ăn bánh trung thu, hoa quả của mùa thu. Bưởi, hồng, chuối…được bố mẹ chuẩn bị để các bạn được ăn cùng nhau.
Mỗi năm em đều mong đến mùa lễ hội này. Mong là lễ hội này sẽ còn mãi như một phần kỉ niệm của em.
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 2
Tuổi thơ, ai cũng mong chờ đến trung thu để được tham gia Lễ hội trăng rằm, đây là lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong tiết trời dịu mát của tiết thu, dưới ánh trăng vằng vặc của ngày rằm, hội trăng rằm diễn ra khắp mọi miền quê, ngõ phố. Ngày Tết trung thu năm ngoái, em đã được tham gia Lễ hội trăng rằm với nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa ngay tại sân vận động xã nhà. Chương trình của Lễ hội trăng rằm gồm nhiều hoạt động như: thi đội hình đội ngũ, thi trại thu, văn nghệ và trò chơi dân gian, rước đèn phá cỗ.
Để chuẩn bị cho Lễ hội trăng rằm của xã nhà, chúng em đã được tập đội hình đội ngũ, tập văn nghệ trước khoảng 10 ngày. Các hoạt động ấy diễn ra vào các buổi tối do các anh chị thanh niên, các cô bác trong thôn xóm hướng dẫn. Từ chiều ngày 15/8, từng xóm thôn nô nức kéo về sân vận động, mỗi xóm sẽ cắm trại, trang trí trại thu cho chi đội mình. Không khí rất đông vui náo nhiệt. Mỗi trại sẽ có mâm ngũ quả, ảnh Bác Hồ, cờ đỏ sao vàng, và nhiều tranh ảnh, đèn nháy trang trí rất đẹp mắt. Chúng em được bố mẹ, các anh chị phụ trách, các cô bác trong xóm hỗ trợ việc cắm trại, khâu trại và trang trí theo cách riêng của mỗi xóm.
Buổi chiều ngày 15/8 Lễ hội trăng rằm được khai mạc tại sân vận động đặt ở trung tâm xã. Sau phần chào cờ trang trọng, cô Mai là người dẫn chương trình cho lễ hội. Theo lời giới thiệu của cô, anh Bình bí thư đoàn xã lên khai mạc lễ hội trăm rằm trung thu 2020. Đầu tiên là chương trình phát quà tặng cho những bạn thiếu nhi chăm ngoan, học giỏi có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp theo là hội thi đội hình đội ngũ. Có 10 chi đội thi, đội nào tập đều, đẹp nhất sẽ giành phần thắng. Chi đội em năm nào cũng dẫn đầu phần thi nghi thức vì tác phong tập đội ngũ của chúng em dứt khoát, mạnh mẽ, và đẹp mắt. Sau phần thi nghi thức là trò chơi dân gian. Lúc đó, mặt trời ngả bóng, không khí mát mẻ, những trò chơi dân gian được diễn ra. Nào là nhảy bao, bịt mắt đánh trống, kéo co…Tiếng cổ vũ vang lên náo nhiệt.
Lễ hội trăng rằm diễn ra đúng vào đêm trăng rằm tháng 8. Đúng 19h Lễ hội trăng rằm mới thật sự bắt đầu. Từ các ngả đường, các em nhỏ được bố mẹ cho đến tham gia Tết trung thu. Đi bộ dưới ánh trăng trong vắt của ngày rằm trung thu là một trải nghiệm tuyệt vời. Vầng trăng xinh tươi, tròn trịa buông ánh sáng lên vạt vật. Con đường làng, cánh đồng, dòng sông cũng đầy ánh trăng. Vui nhất là em được cùng bố, mẹ dẫn đi chơi trung thu.
Sau đó là phần thi văn nghệ của từng thôn xóm. Trong hội thi văn nghệ, các bạn nhỏ ở từng xóm thôn thi nhau trổ tài. Đội thì diễn kịch vui vẻ, hài hước. Đội lại trổ tài hát ca, ca ngợi công ơn với Bác Hồ kính yêu. Đội lại múa những điệu múa dân gian như trống cơm, cò lả…Vui không kể xiết. Nhưng ấn tượng nhất là các tiết mục ca hát, nhảy múa vui tươi của các em trường mầm non. Mỗi tiết mục khi mở đầu hay kết thúc đều được đón nhận những tràng pháo tay giòn giã. Khuôn mắt ai nấy đều vui vẻ, mọi mệt mỏi tan biến. Nhất là các bạn được tham gia biểu diễn văn nghệ, các bạn giống như những nghệ sĩ thực sự, trổ tài cho mọi người xem.
Tiếp theo là phần thi trại thu. Thiếu niên sẽ xếp hai hàng trước trại, ăn mặc chỉnh tề, vỗ tay đều nhịp chào đón ban giám khảo đến chấm trại thu. Trại thu nào cũng đẹp . Trại xóm nào cũng được trang trí hết sức cầu kì đẹp mắt. Nào là đèn kéo quân lấp ló ẩn hiện cảnh đồng quê; nào là đèn nháy lung linh nhấp nháy liên tiếp theo nhịp trống; nào là đèn màu xanh đỏ leo lên leo xuống, thi nhau thắp lên tạo ra những sắc màu rực rỡ. Trại thì được trang trí hình bụi tre xanh, trại thì bông lúa vàng, búp măng non… Trại nào cũng đẹp. Chỉ nhìn ngắm trại thu thôi, tôi đã thấy quê em đẹp thế nào rồi.
Sau đó, chúng em được tham gia lễ hội rước đèn và phá cỗ xem trăng. Tiết mục múa lân do các anh chị lớp 9 của trường biểu diễn vô cùng vui nhộn. Tiếng trống Tùng! Tùng! Rinh! Rinh mà tim em đập rộn ràng. Sau đó, chúng em được ăn bánh trung thu, hoa quả của mùa thu. Bưởi, hồng, chuối…được bố mẹ chuẩn bị để các bạn được ăn cùng nhau. Vui thật vui.
Trăng lên cao hơn, đêm hội trăng rằm cũng khép lại. Mọi người tản ra để trở về nhà. Ai nấy đều vô cùng háo hức. Nhất là các bạn nhỏ. Tham gia Lễ hội trăng rằm không chỉ làm giàu có truyền thống văn hóa dân tộc, mà đây còn là dịp để toàn xã hội quan tâm tới thiếu nhi. Em mong Lễ hội trăng rằm được duy trì và phát triển để tuổi thơ của chúng em thêm ý nghĩa.
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 3
Vào ngày 15/8, lòng em lại xao xuyến đến lạ. Mùa thu, mùa của buổi tựu trường sau mấy tháng hè vui chơi, chúng em được gặp lại bạn bè trong vui mừng, hớn hở. Mùa thu, mùa của những đêm rằm phá cỗ hội liên hoan, đêm tết trung thu thật đặc biệt và ý nghĩa, nó khiến chúng em háo hức chờ đợi, hân hoan trong niềm vui vô bờ.
Hằng năm, cứ mỗi dịp trung thu, trường em luôn tổ chức buổi lễ để chúng em được vui chơi, đêm hội thật nhiều lí thú và trọn niềm vui. Lễ hội được chuẩn bị thật chu đáo, cácbạn học sinh trong trường cùng với thầy cô trong nhà trường dàn dựng sân khấu. Tấm rèm sân khấu được trang trí thật đẹp, chính giữa là dòng chữ đỏ nổi bật" Phá cỗ trung thu", hai bên là những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, đèn lồng đủ màu sắc. Mâm cỗ chiếc bánh gato tròn tựa vầng trăng in hình chú cuội cùng nhiều loại bánh kẹo trái cây xếp đặt thật ngay ngắn và hấp dẫn, được đặt ngay giữa sân khấu. Bên cạnh là chiếc bàn đặt những phần thưởng, món quà nhỏ nhỏ, xinh xinh, trong đáng yêu vô cùng. Phía dưới sân khấu là những hàng ghế thẳng tắp, ngay ngắn, đó là vị trí để chúng em ngồi trong đêm hội. Những lá cờ nhỏ, những chiếc mặt nạ với mẫu mã đa dạng cũng được dùng trang trí thật đẹp và dễ thương vô cùng. Tiếng nhạc vang vọng, rộn ràng cả sân trường với những giai điệu vui tươi,sôi động của bài " Chiếc đèn ông sao". Mỗi khối lớp chúng em được giao chuẩn bị một tiết mục văn nghệ chủ đề thiếu nhi. Giữa khung cảnh tuyệt vời khiến lòng những đứa trẻ như chúng em nôn nào đến khó tả, đứa nào đứa nấy cũng mong trời nhanh nhanh tối để buổi lễ được bắt đầu. Công tác chuẩn bị xong xuôi thì trời cũng nhá nhem tối, buổi lễ cũng được bắt đầu . Chúng em nhanh chóng xếp hàng theo từng lớp để, ngồi ngóng chờ đêm hội. Tiếng chị Hằng Nga cất lên sau màn giới thiệu các vị khách mời tham dự, cả náo động, ánh đèn rực rỡ trên sân khấu, sáng loáng muôn màu sắc tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp diệu kì. Trên bầu trời, ánh trăng tròn viên mãn, toả sáng rạng ngời xuống sân trường như đang mỉm cười cùng chúng em phá cỗ. Lúc này đây, em đang tưởng tượng về chú cuội, chị Hằng và gốc đa nhỏ trong vầng trăng ấy, tất cả đều thật đẹp đẽ biết bao. Từng khoảnh khắc của thời gian đều tuyệt vời, ai ai cũng dâng lên trong lòng những nỗi niềm khó tả. Sau những tiết mục văn nghệ chào mừng là những trò chơi giải đố dân gian, những hoạt động thi đua như làm đèn lồng, làm mặt nạ bằng giấy giữa đại diện các lớp....các đội chơi đều tham gia đầy nhiệt tình và quyết tâm mang phần thắng về cho tập thể lớp mình. Tiếp theo nhà trường dành thời gian trao phần thưởng khen ngợi cho những bạn học sinh nghèo học giỏi, động viên các bạn tiếp tục cố gắng, vươn lên trong học tập. Cuối cùng và có lẽ ấn tượng nhất là phần phá cỗ, mọi ánh mắt đổ dồn về mâm cỗ, tiếng nhạc reo vui vang lên, cả trường đồng thanh đếm ngược thời gian chờ đợi khoảnh khắc phá cỗ đầy hào hứng. Một bầu trời sân trường ngập tràn ánh đèn với những chiếc đèn ông sao lung linh tuyệt diệu. Chúng em được nhận những phần quà nhỏ, bánh kẹo từ thầy cô, những chiếc kẹo nhỏ, xinh xắn mà đầy yêu thương. Tất cả những thứ đó đã tao nên một bầu không khí thật náo nhiệt.
Em rất thích ngày tết trung thu năm đó. Nó rất ý nghĩa đối với riêng em hay bao người khác, nó chứa đựng được tình cảm thân thương của các thầy cô giáo dành tặng cho mỗi học sinh như chúng em. Em sẽ mãi mãi ko bao h có thể quên được ngày hôm đó.
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 4
Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống trong năm như: tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân... Trong đó, không thể không kể đến lễ hội trăng rằm - Tết trung thu đã có tự lâu đời ở Việt Nam. Đây là dịp để các em nhỏ vui chơi, rước đèn, phá cỗ, tạo nên những kỉ niệm đẹp cho tuổi thơ các em.
Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.
Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kỳ. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kỹ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.
Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.
Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 5
Hằng năm Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Tiêu… mà trong số đó ta không thể không kể đến Tết Trung Thu. Tết về mang theo không khí náo nức vui tươi trong những câu hát rước đèn: “Tùng rinh rinh…Tùng tùng tùng …rinh rinh…”, mang theo cái ấm áp của sự sum vầy, mang theo niềm tự hào về văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của đất nước.
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, Tết Hoa Đăng. Tết có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan… trong đó có Việt Nam. Về nguồn gốc của Tết Trung Thu còn chưa thực rõ ràng. Bà kể cho cháu nghe, mẹ kể cho con nghe mỗi đêm rằm tháng 8 về câu chuyện: “Chú Cuội cung trăng”, hay về Hằng Nga và Hậu Nghệ, về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Nguồn gốc của Tết Trung Thu lại lẫn vào màn sương mờ của sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, khiến các em nhỏ càng háo hức trông đợi mỗi dịp tết về. Nhiều nhà khoa học lại cho rằng: những hình ảnh đầu tiên của Tết Trung Thu xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Và người ta tin rằng Tết Trung Thu kết tinh từ hai nền văn minh lúa nước Trung Hoa và văn minh đồng bằng châu thổ sông Hồng với hình thức đầu tiên là mừng cho mùa màng bội thu. Nhưng dẫu bắt nguồn từ đâu, và có từ bao giờ thì tết Trung Thu từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức, trong hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người Việt Nam xưa và nay, trở thành một phong tục đẹp đẽ, đáng tự hào của dân tộc ta.
Tết Trung Thu sở dĩ đáng được mong chờ bởi nó có nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước tết Nguyên Đán người ta rậm rịch lên lửa gói bánh, luộc bánh chưng, giã bánh dày thì trước mấy ngày đến Tết Trung Thu, đi trên khắp nẻo đường phố, ngõ xóm đều có thể nghe nức mùi bột bánh nướng bánh dẻo chuẩn bị cho Trung Thu. Người ta nô nức làm bánh, mua bánh, tặng bánh cho nhau. Những chiếc bánh vuông vắn, ngọt vị mứt, bùi bùi vị thịt và thơm mùi lá chanh khiến cho cái Tết càng trở nên ngọt ngào, ấm áp. Bên cạnh bánh trung thu, món quà người lớn thường tặng cho trẻ em là đồ chơi. Chúng thường là những mặt nạ có hình thù ngộ nghĩnh hay những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân sáng rực, xinh xắn. Ngoài làm bánh, tặng quà cho nhau, thì nhà nhà người người đều làm đèn lồng để treo trước cửa nhà mình và chỉ cách ngày rằm khoảng 2 tuần thôi mà chạy dọc các đường phố đều có treo đèn lồng sáng rực. Trên các đường phố có nhiều em nhỏ đến từng ngôi nhà, gõ cửa múa lân hay nhảy múa, biểu diễn văn nghệ để xin những đồng tiền lấy may hay những cái bánh cái kẹo ngọt ngào. Không khí trước Tết xôn xao náo nức nhắc nhở mọi người ai ở phương xa cũng trở về gia đình để đón cái Tết Trung Thu thật ấm áp. Trong ngày Tết Trung Thu các hoạt động lại càng sôi nổi hơn thế. Trăng tròn vành vạnh lên cao, treo lơ lửng giữa đỉnh trời, tỏa ánh sáng dịu dàng mát rượi chan hòa khắp muôn nơi. Và dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca với những chiếc đèn lồng trong tay “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài, cán cao qua đầu…”. Và được mong chờ nhất là màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống: “Tùng tùng tùng cắc tùng tùng tùng tùng…”. Bao giờ cũng vậy, màn múa lân luôn mang đến niềm hân hoan cho những em nhỏ và niềm vui cho mọi người.
Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, hội ngộ, ngày mà mọi người được quây quần sum vầy bên nhau bên mâm ngũ quả, thưởng thức những chiếc bánh trung thu; ngày trẻ em được cùng nhau nô đùa thỏa thích được ăn bánh kẹo, được nhận nhiều đồ chơi mà còn là một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt.
Cứ như thế, mỗi mùa Trung Thu đến lại để lại trong lòng người những dư vị không thể nào phai. Xã hội càng phát triển, con người càng bận rộn chạy theo những giá trị vật chất mà đôi khi lãng quên những giá trị tinh thần. Bởi vậy, Tết đến là dịp quý giá để con người xích lại gần nhau, trao cho nhau tình cảm. Và giữ được vẻ hân hoan, náo nức của cái Tết cũng chính là giữ được màu tươi trong bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thuyết minh thuật lại đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường - mẫu 6
Tết trung thu bắt nguồn từ nhiều điển tích cổ xưa và được nhiều nguồn khác nhau ghi lại như: Sự tích chú cuội cung trăng; Hằng nga; Hậu duệ;.. Nhưng dù ở góc độ nào thì Tết trung thu vẫn mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ về một cuộc sống ấm no; vui vẻ; may mắn; thịnh vượng và an lành.
Với nội hàm sâu xa như vậy, cho nên các khâu chuẩn bị cũng như tổ chức Trung thu được người dân Việt Nam rất chú trọng; kỹ lưỡng. Ngày hội chính diễn ra vào ngày 15/8 nhưng mọi hoạt động vui chơi thường được bắt đầu sớm hơn. Điểm qua những nét đặc trưng của Trung thu Việt Nam để cảm nhận rõ hơn về ngày lễ tết này nhé. Đây là món quà tinh thần không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng thế này.
Bánh trung thu có 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh lại có những loại nhân hương vị khác nhau như: hạt sen; trứng muối; đậu xanh; thập cẩm; khoai môn;… Những hương vị mặn ngọt khác nhau hòa quyện trọng chiếc bánh làm nên vị đậm đà cho từng chiếc bánh. Người ta thường mua bánh trung thu để thờ cúng tổ tiên; để làm quà biếu với mong ước mọi thứ được tròn đầy; viên mãn. Trong ngày hội trăng rằm được thưởng thức miếng bánh dẻo thơm bên ly trà xanh ấm áp tình thương gia đình thì còn gì tuyệt vời hơn cả.
Múa lân, rước đèn là hoạt động được mong chờ nhất mỗi độ thu về. Đó là những hàng dài trẻ con từ mọi nhà; mọi đường làng ngõ xóm đổ về nối từng hàng dài tăm tắp. Trên tay đứa nào cũng chuẩn bị sẵn một chiếc đèn, nào đèn cá chép; đèn kéo quân; đèn ông sao; đủ màu sắc rực rỡ; âm thanh ánh sáng chan hòa hát vang câu ca: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu; cán đây rất dài cành cài qua đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang; ánh sao tươi màu của đêm rằm liên hoan". Diễu hành qua khắp các nẻo đường. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội rước đèn được xem như một lễ hội tiêu biểu của ngày tết trung thu. Nhiều địa phương còn chuẩn bị công phu các loại đèn kỹ thuật để phục vụ cho người dân vui chơi đón tết. Có thể kể đến lễ hội rước đèn tại Phan Thiết hay tại Tuyên Quang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Múa lân hay còn gọi là múa sư tử. Một hoặc hai người sẽ đội đầu con lân để múa, một người sẽ đeo mặt nạ. Hai nhóm đó sẽ hòa hợp với nhau nhảy múa những điệu múa kỹ nghệ; đẹp mắt theo nhịp trống luân hồi. Múa lân được tổ chức nhộn nhịp nhất là vào đêm 14 với màn phun lửa đầy ấn tượng. Ở nhiều vùng quê các tốp múa lân thường vào từng nhà múa để mang lại niềm vui; may mắn; thịnh vượng an lành cho các gia chủ. Mâm cỗ truyền thống đêm trăng rằm của người Việt cổ gồm có: Bưởi ở giữa; chuối; hồng; thị; táo; lê; cốm bánh nướng bánh dẻo bày xung quanh. Mỗi loại quả mang một màu sắc xanh; đỏ khác nhau tạo nên một tổng thể sâu xa, tượng trưng cho cái an yên của đất trời, vạn vật. Tuy xã hội ngày càng hiện đại nhưng đến ngày nay mâm cỗ trung thu vẫn còn nguyên những giá trị truyền thống của nó. Mâm cỗ được trưng lên để thờ cúng tổ tiên. Sau đó vào đúng thời khắc trăng lên đến đỉnh đầu cả nhà sẽ quây quần bên nhau phá cỗ; ngắm trăng; sẻ chia những tình thương ấm áp; ngọt ngào.
Trung thu là tết thiếu nhi; là sân chơi cho các em nhỏ; động viên; khích lệ các em vào năm học mới. Chính vì lẽ đó trung thu là dịp triển lãm cho nhiều món đồ chơi thú vị. Các món đồ chơi truyền thống không thể không nhắc đến như: Trống cơm; đầu sư tử; kèn; đèn kéo quân; đèn lồng; đèn ông sao; mặt nạ… từng gắn với tuổi thơ dữ dội của biết bao các anh các chị. Công nghiệp hóa; hiện đại hóa cho ra đời nhiều món đồ chơi thông minh cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và trẻ nhỏ như: Gậy tôn ngộ không; bồ cào trư bát giới; mặt nạ biến hình; xe ô tô; máy bay điều khiển từ xa;... Thị trường đồ chơi là thị trường sôi động tại thời điểm này.
Tết trung thu là dịp để mọi người gặp mặt thư giãn sau những ngày tháng mệt nhọc. Ở các địa phương thương tổ chức các chương trình văn nghệ; cắm trại để gắn kết mọi người; đem lại cho các em nhỏ một sân chơi lành mạnh và bổ ích. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí sẽ được diễn ra chủ yếu trong đêm 14 rạng sáng ngày 15. Tay trong tay cùng quây quần đốt lửa trại và nhảy múa ca vàng cầu cho mưa thuận gió hòa; mùa màng bội thu; đất nước thịnh trị đã trở thành một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.
Tết trung thu là một trong những ngày tết trọng đại dân tộc Việt Nam, là dịp gia đình quây quần đoàn tụ; là thời khắc đoàn viên đầy nghẹn ngào, sâu lắng. Dù ai đi đâu làm đâu cũng mong muốn và khát khao được trở về đón trăng rằm với bạn bè; người thân. Trung thu là những phút giây để sẻ chia yêu thương ngọt ngào nồng đượm của các cặp đôi yêu nhau; là cơ hội cho con trẻ vui chơi; cho bố mẹ thư giãn. Trung thu mang đến cho ta những khoảnh khắc đáng giá và cả những ước mong, khao khát cho tương lai.
Nhắc đến trung thu trong lòng ai cũng vương lên một nỗi niềm man man; háo hức đầy mong chờ. Trăng là đề tài muôn thuở và chứa đựng biết bao ân tình nghĩa nặng: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng; Cúi đầu nhớ cố hương; Trông trăng lại nhớ đến người đêm trăng.” Và vì thế Tết trung thu cũng mang những giá trị; những tình cảm quý báu. Dù cuộc sống đổi thay, tết trung thu đã có nhiều điều đổi mới nhưng vẫn đậm đà biết bao nét hương cổ quê nhà. Tết trung thu- Tết của tình thân tết của mọi nhà.