TOP 20 bài Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần 2025SIÊU HAY

3.3 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần

Đề bài: Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 1

Thứ hai nào cũng vậy, em thường đến lớp sớm hơn mọi ngày vì đó là ngày chào cờ đầu tuần. Trời hôm nay đẹp quá! Những đám mây trắng xốp bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt. Tại chỗ truy bài, chúng em đã có mặt đầy đủ. Các thầy giáo, cô giáo đi đôn đốc nhắc nhở chúng em, cố gắng truy bài cho nhau thật tốt. Trong phòng Ban Giám hiệu, cô Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội đang chuẩn bị cho lễ chào cờ.

Tiếng trống báo hiệu tập trung vang lên. Từ phía các cửa lớp, từng hàng đôi vừa đi vừa dậm chân theo nhịp trống tiến bước về vị trí chào cờ. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn Liên đội trưởng vang lên từ loa phóng thanh: “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Từng bàn tay búp măng xinh xinh của các Đội viên giơ lên trước đỉnh trán mắt hướng về Quốc kì. Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên cao theo nhịp hát của bài Quốc ca. Bài hát nhắc chúng em nhó’ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho tổ quốc được độc lập tự do. Đứng trước các học sinh, các thầy cô cũng nghiêm trang hướng về lá cờ với một ánh mắt xúc động. Khi bài Quốc ca, dội ca kết thúc, cô tổng phụ trách cất tiếng hô dõng dạc: “Vì Tổ quốc vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”.

Âm thanh ngân dài, bay xa không dứt, làm lay động cả không gian. Những chú chim chào mào, sáo sậu… hoảng hốt bay lên không trung rồi từ từ sà về đậu đâu đó trên các lùm cây tán lá. Bạn Liên đội trưởng kính mời cô Hiệu trưởng lên nhận xét lễ chào cờ và phổ biến kế hoạch trong tuần. Cô khen chúng em nghiêm túc trong buổi lễ. Sau đó, cô nhận xét biểu dương những gương tốt, việc tốt trong tuần qua và phổ biến công việc tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

Chúng em lần lượt vào lớp để bắt đầu tiết học đầu tiên của một tuần lễ mới. Hình ảnh lá cờ tổ quốc như vẫn còn thấp thoáng đâu đây. Mái trường thân yêu với buổi lễ chào cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không phai mờ trong tâm trí chúng em.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 2

Buổi sáng hôm nay, một buổi sáng đẹp trời, thật tuyệt vời để khởi động một tuần học tập và làm việc mới, trong lòng em bỗng rộn ràng, muốn thật nhanh đến trường để được đứng dưới lá cờ Tổ quốc hát vang lời ca của bài Quốc ca, được ngồi dưới sân trường dự lễ chào cờ trang nghiêm và đầy ý nghĩa.

Ngày hôm nay sân trường giống như một bức tranh đa màu sắc, có màu đỏ rực rỡ của lá cờ Tổ quốc, chiếc khăn quàng hay những chiếc ghế nhựa, làm nền cho màu đỏ ấy là màu áo trắng tinh khôi của những bạn học sinh, điểm xuyết vào đó là những tán cây xanh mướt mát, những chùm hoa bằng lăng, phượng vĩ đang khoe sắc, thật là một không gian tuyệt đẹp. Không khí trong sân trường cũng nhộn nhịp và náo nhiệt hơn ngày thường, các bạn đều tập trung đông đủ dưới sân trường, cùng nhau trò chuyện cười nói chờ đến tiết chào cờ. Khác với không khí trước giờ truy bài, buổi lễ chào cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, em cảm nhận như không ai có thêm một hành động, lời nói nào nữa, cả cây cối và chim chóc cũng dừng lại trước giây phút thiêng liêng đó. Bạn Chi, liên đội trưởng của trường lên cầm chiếc micro đọc và hô vang dõng dạc năm điều Bác Hồ dạy, học sinh toàn trường cũng đọc theo, giây phút ấy thật trang nghiêm và kính cẩn.

Giờ chào cờ đã kết thúc, ngồi trong lớp học mà em vẫn cảm tưởng như mình đang ngồi dưới lễ chào cờ, không khí của buổi lễ còn đọng mãi trong em.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 3

Buổi lễ chào cờ là hoạt động thường xuyên được tổ chức tại các trường học trên toàn quốc. Đây cũng là truyền thống lâu đời tại trường em. Mục đích của buổi lễ chào cờ là tạo ra sự tập trung, đoàn kết và rèn luyện tinh thần yêu nước, ý chí và kỷ luật cho học sinh.

Đúng bảy giờ sáng, khi tiếng trống vang lên, tất cả học sinh đều tập trung đầy đủ tại sân trường trong trang phục chỉnh tề. Khán đài cũng được bài trí trang nghiêm với bàn thờ Tổ quốc, chân dung Bác Hồ, quốc kì, huy hiệu “Măng non”, khẩu hiệu và bình hoa. Sau khi tất cả học sinh tập trung, liên đội trưởng mời các chi đội trưởng lên báo cáo sĩ số. Cô tổng phụ trách sẽ là người điều khiển buổi lễ chào cờ. Tiếp theo là chương trình giới thiệu đại biểu tham dự và bản báo cáo thành tích của trường trong thời gian qua. Sau khi thầy hiệu trưởng và cô tổng phụ trách phát biểu ý kiến, nghi thức chào cờ được diễn ra. Lúc này cả trường đứng nghiêm trang, cô tổng phụ trách hô hiệu lệnh "Chào cờ! Chào!". Lá cờ Tổ quốc được kéo lên đỉnh cột, nhắc nhở chúng em về các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại độc lập cho đất nước. Tất cả mọi người đồng thanh hát vang bài Quốc ca với lòng tự hào dân tộc. Kết thúc bài hát, cô tổng phụ trách đọc lời tuyên thệ và cả trường đồng thanh hô: "Sẵn sàng!". Tiếp đến chúng em sẽ nghe về nhận xét tuần học vừa qua cùng xếp loại thi đua của lớp. Sau khi buổi lễ chào cờ kết thúc, học sinh về lớp để tiếp tục các tiết học đầu tuần mới.

Buổi lễ chào cờ có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với học sinh. Qua hoạt động chào cờ, học sinh được truyền đạt thông điệp về tình yêu nước, tình cảm quê hương, tự hào hơn về đất nước của mình, có ý thức bảo vệ và phát triển quê hương. Đồng thời lễ chào cờ diễn ra cũng rèn luyện sự kiên trì, cẩn thận, trách nhiệm cho học sinh thông qua việc chuẩn bị cho buổi lễ và kỷ luật, tập trung khi tham gia hoạt động chào cờ.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 4

Như chúng ta đã biết, buổi lễ chào cờ vào thứ hai đầu tuần luôn là một trong những nghi lễ quan trọng của thời học học sinh từ cấp Tiểu học đến THPT. Từ lâu lễ chào cờ đã là một phần không thể thiếu như một yếu tố quan trọng của trường học. Chắc hẳn trong quãng đời học sinh, ai cũng từng trải qua cảm giác ngồi tham gia một buổi lễ chào cờ. Đó chính là một trong những dấu ấn không thể quên trong kí ức về những năm tháng học trò.

Buổi lễ chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam ta. Thông thường, một buổi chào cờ sẽ được tính như một tiết học thông thường, kéo dài tầm 45 phút và được tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần. Với quy mô là toàn bộ các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường, chính vì thế buổi lễ chào cờ này thường được tổ chức dưới sân trường.

Trước mỗi buổi lễ chào cờ sẽ có một liên đội sẽ được phân công trực nhật vào buổi lễ ngày hôm đó. Nhiệm vụ của các bạn sẽ là kê bàn ghế cho các thầy cô giáo ngồi, kê bục, chuẩn bị, loa, mic,…để buổi chào cờ có thể diễn ra một cách thuận lợi. Còn về phần các bạn học sinh, mỗi bạn sẽ tự chuẩn bị cho mình một chiếc ghế nhựa nhỏ để ngồi thành hàng ngay ngắn theo đơn vị từng lớp. Ngoài sự chuẩn bị đó còn một bộ phận vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của buổi lễ ngày hôm đó, chính là đội cờ và đội trống. Các bạn trong đội này sẽ có nhiệm vụ giương cờ và đánh trống thể hát “Quốc ca”. Như vậy, đó là những điều cần chuẩn bị đầu tiên để buổi lễ cho thể diễn ra một cách suôn sẻ.

Như thường lệ, khi nghe hồi trống thứ hai của bác bảo vệ vang lên, các bạn học sinh và các thầy cô giáo sẽ đi xuống sân trường để chuẩn bị nghi lễ chào cờ. Tiếng trống trường như thúc giục các bạn nhanh chân xuống tập trung và xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của từng lớp. Như vậy là bước đầu đã xong và cả trường sẽ bước vào buổi lễ chào cờ.

Đứng trên bục là bạn đội viên trưởng sẽ là người hô khẩu lệnh, với giọng nói dõng dạc và đanh thép của mình bạn mời tất cả mọi người đứng lên, bỏ hết mũ trên đầu xuống, đứng một cách nghiêm chỉnh. Sau đó bạn mời đội cờ và đội trống đứng vào vị trí, đội cờ đứng trước và đội trống sẽ đứng sau. Sau khẩu lệnh “Nghiêm! Chào cờ-chào!” mọi người đều giơ tay lên làm theo khẩu lệnh. Sau đó là tiếng trống vang lên cùng lời hát “Quốc ca, Đội ca” hào hùng và anh dũng. Từng lời hát như thể hiện ý chí, sức mạnh chiến thắng kẻ thù của tất cả mọi người. Sau đó tất cả mọi người sẽ cùng hô “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!” để tạo không khí cho buổi lễ được diễn ra tốt nhất. Như vậy là Nghi thức Lễ chào cờ đã kết thúc để nhường cho phần tiếp theo của buổi lễ chào cờ.

Thông thường, sau khi kết thức nghi thức Lễ chào cờ sẽ là phần nhận xét các hoạt động trong tuần của đội Sao đỏ. Những lời nhận xét có cả điểm mạnh và điểm yếu của từng tập thể trong trường. Vừa là một lời nhắc nhở để các bạn cố gắng hơn trong tuần tới nhưng cũng chính là những lời động viên để các bạn có thể tiến bộ hơn. Không chỉ có lời nhận xét của đội sao đỏ, mà trong buổi lễ chào cờ còn có những kế hoạch của tuần tiếp theo do cô Tổng phụ trách đội sẽ phổ biến cho cả trường cùng thực hiện. Hầu như mỗi tuần sẽ có một chủ điểm khác nhau để các bạn cùng nhau sáng tạo, thi đua trong học tập.

Ngoài ra, buổi lễ chào cờ còn có những tiết mục văn nghệ được chuẩn bị vô cùng chu đáo để các bạn học sinh cũng như thầy cô có thể thưởng thức và tăng hiệu quả để bắt đầu một tuần học mới tràn đầy năng lượng.

Như vậy, buổi lễ chào cờ vừa để giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho từng đội viên thì đó còn là buổi chào cờ để các học sinh có thể đóng góp ý kiến của bản thân mình. Buổi chào cờ cũng như một buổi học ngoài giờ để các em có thể nhận thức rõ hơn, mạnh dạn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, mỗi buổi chào cờ cũng cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, giúp các em định hướng đúng đắn, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh. Đây là hoạt động khởi động hứng thú cho một tuần mới tràn đầy năng lượng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm về cách thức cũng như ý nghĩa của một buổi lễ chào cờ trong từng trường học. Từ đó giúp các em nâng cao hiểu biết và rèn luyện được tính tự giác, kỉ luật trong học tập.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 5

Tại các ngôi trường, buổi lễ chào cờ không chỉ là một sự kiện thông thường mà còn đại diện cho sự trang trọng và thiêng liêng. Nghi thức này không chỉ diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai mỗi tuần mà còn được tổ chức trong các sự kiện lớn như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh, tăng thêm ý nghĩa cho nó.

Sân trường trở thành nơi diễn ra buổi lễ chào cờ, tạo ra không khí nghiêm túc và trang trọng. Trước khi buổi lễ bắt đầu, học sinh thường xuống sân trường để sắp xếp bàn ghế và cán bộ lớp có trách nhiệm chuẩn bị cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống vang lên, học sinh tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn, với đội nghi lễ, gồm đội cờ và đội trống, chuẩn bị sẵn sàng.

Liên đội trưởng, là người đứng đầu đội chào cờ, có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ quá trình. Sau lời kêu gọi mời thầy cô và học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ, buổi lễ bắt đầu trong tư thế nghiêm túc và giữ trật tự. Lời hô "Chào cờ! Chào!" được thực hiện theo nghi thức quy định, với đội nghi thức đánh trống nhấn mạnh từng bước chào cờ.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" là một phần quan trọng của buổi lễ, được thực hiện theo lời kêu gọi của liên đội trưởng. Quốc ca được hát trước rồi mới đến Đội ca, với yêu cầu học sinh hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng vang lên, liên đội trưởng kêu gọi khẩu hiệu "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng", được học sinh toàn trường đồng loạt hô theo: "Sẵn sàng". Nghi thức chào cờ khép lại, đánh dấu sự kết thúc của một buổi lễ trọng đại, thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Trong bối cảnh này, sự tham gia của học sinh không chỉ là một việc thường ngày mà còn là cơ hội để họ tỏ ra ý thức và lòng tự hào đối với nghi lễ quan trọng này.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 6

Tại các trường học, buổi lễ chào cờ không chỉ là một nghi thức trang trọng mà còn là một diễn đàn trọng đại, nâng cao ý thức quốc gia và tình yêu thương đất nước. Nghi thức này diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai, đánh dấu bắt đầu cho một tuần mới đầy hứng khởi và trách nhiệm.

Không chỉ giới hạn trong các buổi chào cờ hàng tuần, lễ chào cờ còn được tổ chức trong các sự kiện lớn như buổi khai giảng, bế giảng và lễ mít tinh, tạo ra không khí trang trọng và ấn tượng. Cả thầy cô và học sinh đều là những người tham gia tích cực, tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng học đường.

Trước khi lễ bắt đầu, học sinh không chỉ đơn thuần xuống sân trường mà còn có trách nhiệm sắp xếp bàn ghế, tạo nên không gian trang trọng và gọn gàng. Cán bộ lớp chịu trách nhiệm chuẩn bị cờ và bảng tên lớp, làm cho mọi thứ trở nên hoàn hảo.

Khi tiếng trống vang lên, học sinh tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ, với đội cờ và đội trống, đứng tại vị trí sẵn sàng, sẵn lòng thể hiện sự trang nghiêm và kính trọng đối với nghi thức chào cờ.

Liên đội trưởng, người đóng vai trò chỉ huy, chủ động hô to mời thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ. Tất cả đều đứng dậy trong tư thế nghiêm túc và giữ trật tự. Sau đó, họ chú ý hô to "Chào cờ! Chào!" và cùng nhau thực hiện nghi thức chào cờ theo quy định, với đội trống nhấn mạnh từng đợt hồi chuông.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" không chỉ là một phần của lễ chào cờ, mà còn là dịp để toàn bộ cộng đồng học sinh thể hiện tình cảm và lòng trung thành của mình. Sau khi câu hát cuối cùng kết thúc, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu, kêu gọi tất cả cùng hô "Sẵn sàng", đánh dấu kết thúc một lễ chào cờ trang trọng và ý nghĩa.

Buổi lễ chào cờ không chỉ là một nghi lễ trọng đại mà còn là cơ hội để học sinh nâng cao ý thức về trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc, từ đó thể hiện sự đoàn kết và tình yêu quê hương. Do đó, mỗi học sinh đều cần tham gia với ý thức cao và trách nhiệm đối với lễ chào cờ.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 7

Lễ chào cờ không chỉ đơn thuần là một nghi thức trang trọng mà còn là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Trong hệ thống giáo dục, lễ chào cờ đã trở thành một phần không thể thiếu, diễn ra đều đặn vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai hàng tuần, cũng như trong các sự kiện quan trọng như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh.

Toàn bộ cộng đồng trường học, bao gồm cả thầy cô và học sinh, đều chung lòng tham gia vào lễ chào cờ. Sân trường trở thành địa điểm linh thiêng, nơi mà tất cả mọi người tập trung để thể hiện lòng trung thành và tôn trọng đối với quốc gia. Trước khi lễ bắt đầu, các lớp học phối hợp để xếp ghế và chuẩn bị cờ và bảng tên lớp.

Khi tiếng trống vang lên, học sinh từng lớp tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ, bao gồm đội cờ và đội trống, chuẩn bị sẵn sàng tại vị trí của mình. Liên đội trưởng, đại diện cho toàn bộ cộng đồng học sinh, mở đầu bằng lời kêu gọi tất cả thầy cô và học sinh đứng dậy để bắt đầu lễ chào cờ.

Sự nghiêm trang và tư thế nghiêm túc được duy trì khi toàn bộ thầy cô và học sinh đứng dậy trong khi liên đội trưởng hô to "Chào cờ! Chào!" Đội nghi thức tiếp tục thực hiện các bước chào cờ theo quy định, với đội trống nhấn mạnh từng nét nghi lễ.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" không chỉ là một bước quan trọng, mà còn là cơ hội để tất cả học sinh thể hiện tình cảm và lòng trung thành của mình. Sau khi câu hát cuối cùng kết thúc, liên đội trưởng kêu gọi khẩu hiệu truyền thống, đánh dấu sự sẵn sàng và lòng trung thành với Tổ quốc và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Mọi học sinh cùng hô theo, đánh dấu kết thúc một lễ chào cờ trang trọng, đầy ý nghĩa. Chào cờ không chỉ là một nghi lễ, mà còn là cơ hội để cả cộng đồng học đồng lòng bày tỏ lòng yêu nước và trách nhiệm đối với sự phồn thịnh của đất nước và nhân dân.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 8

Lễ chào cờ không chỉ là một hoạt động hằng tuần tại các trường học mà còn là một nghi lễ thiêng liêng, được tổ chức với ý nghĩa trang trọng và sâu sắc. Tại mỗi ngôi trường, lễ chào cờ đã trở thành một phần không thể thiếu, tạo nên một không khí tôn nghiêm và trang trọng trong không gian học đường.

Không chỉ diễn ra hằng tuần vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai, lễ chào cờ còn được tổ chức trong nhiều sự kiện quan trọng khác như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh. Sự tham gia của toàn bộ thầy cô và học sinh là điều không thể phủ nhận, khi buổi lễ thường diễn ra ở dưới sân trường, tạo nên một bức tranh hùng vĩ và đoàn kết.

Trước giờ lễ, các lớp thường tổ chức phân công để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Cán bộ lớp có trách nhiệm lấy cờ và bảng tên lớp, đồng thời một số học sinh được giao nhiệm vụ xuống sân trường để xếp ghế. Khi tiếng trống vang lên, tất cả học sinh sẽ hòa mình vào không khí nghi lễ, xếp hàng ngay ngắn và chờ đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí.

Là phần quan trọng của lễ chào cờ, phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" được thực hiện với sự trang trọng và cảm xúc. Học sinh không chỉ hát to mà còn cần truyền đạt rõ ràng, tôn vinh tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Khi phần hát kết thúc, liên đội trưởng hô khẩu hiệu, thể hiện sự sẵn sàng vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Tất cả học sinh đồng thanh hô "Sẵn sàng", đánh dấu cho sự kết thúc của nghi lễ chào cờ, nhưng cũng là sự bắt đầu cho một ngày học tập trách nhiệm và đầy năng lượng. Chào cờ không chỉ là nghi lễ mà còn là cơ hội để mỗi học sinh hiểu rõ hơn về tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, và trách nhiệm cá nhân đối với sự phồn thịnh của đất nước và nhân dân.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần - mẫu 9

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

Đánh giá

5

2 đánh giá

2
Hehehsysy Ưhhwbeb

Hehehsysy Ưhhwbeb

2024-04-28 16:29:04
Very Good!