TOP 20 Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát 2024 SIÊU HAY

218

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 1

Việt Nam quê hương ta là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi viết về quê hương, đất nước. Bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Tiếp đến, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Sau đó, nhà thơ tiếp tục cho người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam. Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 2

“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen như “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn đoàn kết đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 3

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường…Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Tóm lại, bài thơ đã giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 4

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 5

Một trong những bài thơ viết về tình mẫu tử mà tôi rất yêu thích là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “đôi bàn tay” nhằm chỉ người mẹ. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sức mạnh phi thường đến từ đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ. Bởi chính đôi bàn tay của mẹ đã bế bồng, chăm sóc khi con còn thơ bé. Không chỉ vậy, đôi bàn tay đó còn che chở cho đứa con qua “mưa sa”, “bão mùa màng” - ý chỉ những điều giông bão, khó khăn trong cuộc đời. Lời ru ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ êm đềm. Với mẹ, đứa con chính là “vầng trăng”, là “mặt trời bé con”. Hình ảnh thật đáng yêu, giúp tôi cảm nhận được vai trò của đứa con với người mẹ. Dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Đôi bàn tay của mẹ chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, ấm áp đem đến biết bao nhiêu tình yêu thương. Đọc bài thơ, tôi thấu hiểu hơn được sự hy sinh, cũng như tình cảm của người mẹ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 6

Trong kho tàng văn học có rất nhiều tác phẩm hay viết về tình mẫu tử, nhưng có tôi rất yêu thích bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Đôi bàn tay là hình ảnh hoán dụ, được nhà thơ sử dụng ý muốn chỉ về người mẹ. Khi đọc câu thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng đôi bàn tay của người mẹ dù rất bình thường, nhưng lại ẩn chứa sức mạnh phi thường. Cuộc đời dù có nhiều bão giông, nhưng nhờ có mẹ ở bên bảo vệ, che chở mà con luôn cảm thấy bình yên, hạnh phúc. Bàn tay của mẹ đã bế bồng con khi còn thơ bé. Và có ai lớn lên mà không từng được nghe lời ru ngọt ngào của mẹ. Cụm từ “À ơi” được lặp lại nhiều lần khiến cho bài thơ giống như một bài hát ru, thật ngọt ngào và tình cảm. Và đứa con chính là “vầng trăng” và “mặt trời bé con” của người mẹ. Hình ảnh này thật giàu tính biểu tượng, giúp tôi hiểu được rằng đối với người mẹ, đứa con chính là niềm hy vọng, đem đến cho mẹ nghị lực để sống. Có thể khẳng định rằng, đôi bàn tay của mẹ dường như có sức mạnh phi thường, mang đến cho con những điều tuyệt vời. Bài thơ “À ơi tay mẹ” mang đến thật nhiều cảm xúc, chan chứa tình cảm yêu thương.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 7

Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 8

Đến với “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương, người đọc sẽ cảm thấy thật xúc động. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con trở về thăm mẹ vào một chiều mùa đông. Hình ảnh căn bếp chưa lên khói khiến người con biết được mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mọi sự vật trong căn nhà đều lưu giữ hình bóng của mẹ. Từ chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Những sự vật quen thuộc, giản dị nhưng chúng ta cảm nhận được tình yêu thương. Ở hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”. Tưởng chừng như chỉ là những chuyện giản đơn thường ngày nhưng lại khiến người con xúc động nghẹn ngào.Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Có thể khẳng định, bài thơ là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 9

Một trong những bài ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc đó là:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 10

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát - mẫu 11

Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá