Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Tin học 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024

I. Phạm vi kiến thức

- Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính.

  • Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính.
  • Thực hiện được một số thao tác đơn giản:chọn phông chữ, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính, thay đổi độ rộng cột.

- Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính: Nhận biết được một số kiểu dữ liệu trên bảng tính

- Bài 8. Công cụ trợ giúp tính toán

  • Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.
  • Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT,...
  • Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết công việc cụ thể đơn giản.

- Bài 9. Trình bày trang tính

  • Biết và thực hiện được một số chức năng định dạng dữ liệu số và trình bày bảng tính
  • Áp dụng được một số hàm đơn giản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT, …

II. Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1: Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

A. 2
B. 10
C. 12
D. 16

Câu 2: Trong phần mềm bảng tính, người sử dụng có thể thay đổi tên hàng và tên cột được không?

A. Có thể.
B. Không thể.

Câu 3: Phần mềm bảng tính có chức năng chính là gì? Chọn phương án đúng nhất.

A. Quản trị dữ liệu.
B. Soạn thảo văn bản và quản trị dữ liệu
C. Nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng.
D. Nhập và tính toán giống như máy tính cầm tay Casio.

Câu 4: Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?

A. Ô.
B. Trang tính.
C. Hộp địa chỉ.
D. Bảng tính.

Câu 5: Một vùng dữ liệu trên bảng tính bao gồm m hàng và n cột sẽ có bao nhiêu ô dữ liệu?

A. m + n.
B. 2(m + n).
C. mxn.
D. 2(m x n).

Câu 6: Vùng A5:D10 có bao nhiêu ô?

A. 12
B. 24
C. 20
D. 26

Câu 7: Đâu là cách nhập dữ liệu vào trang tính?

A. Nhập trực tiếp vào ô hiện thời từ bàn phím
B. Nhập từ vùng nhập tự liệu
C. Cả A và B
D. Đáp án khác

Câu 8: Khi nhập dữ liệu không thể thực hiện theo các cách nào sau đây?

A. Nháy chuột vào ô muốn nhập rồi nhập dữ liệu trực tiếp vào ô, nhấn phím Enter để kết thúc.
B. Nháy chuột vào ô muốn nhập, đợi cho đến khi con trỏ soạn thảo xuất hiện, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.
C. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, nhập dữ liệu tại vùng này, nháy chuột tại ô bất kì để kết thúc.
D. Nháy chuột vào ô muốn nhập, nháy chuột lên vùng nhập dữ liệu, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.

Câu 9: Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:

A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa
D. Căn đều hai bên.

Câu 10: Vùng A2:E5 có bao nhiêu ô?

A. 8
B. 16
C. 18
D. 20

Câu 11: Trên trang tính, sau khi gõ dữ liệu từ bàn phím xong, ta nhấn phím

А. Enter
B. Shift
C. Alt
D. Capslock

Câu 12: Phương án nào là công thức đúng nhập vào bảng tính?

A. =a+b.
B. =2(3^3+ 4^4).
C. =(1^2+2^2)*(3^2+4^2).
D. x=1.

Câu 13: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong phần mềm bảng tính?

A. Văn bản.
B. Số.
C. Ngày tháng.
D. Cả A, B và C.

Câu 14: Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai? (có nhiều đáp án)

A.=5^2+6*101
B. =6*(3+2))
C. =2(3+4)
D. =1^2+2^2

Câu 15: Muốn nhập công thức trực tiếp vào ô tính thì đầu tiên em cần?

A. Gõ dấu =
B. Gõ biểu thức
C. Nhấn Enter
D. Cả A và C đều đúng

Câu 16: Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong hình vẽ để tính chu vi hình chữ nhật? (có nhiều đáp án)

A. =2*(13+25)
B. =2*(a+b)
C. =2*(D3+D4)
D. =76

Câu 17: Việc sao chép công thức trong phần mềm bảng tính có khác với sao chép dữ liệu bình thường không?

A. Khác hoàn toàn, phần mềm bảng tính có lệnh sao chép dữ liệu và lệnh sao chép công thức riêng.
B. Giống nhau, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả các loại dữ liệu và công thức.
C. Không thể sao chép được công thức.

Câu 18: Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích gì?

A. Căn chỉnh hàng cho đẹp.
B. Tính toán.
C. Thuận tiện khi nhập dữ liệu.
D. Đáp án khác.

Câu 19: Công thức nào sau đây tự động tính toán?

A. = 3.14*(15+45).
B. = D4*(2*E4+F4).
C. B5 + C5 + E5.
D. = 13 + 14 + 15.

Câu 20: Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng nhất nhận định: Việc đưa công thức vào bảng tinh là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.

A. Công thức có thể sao chép đến bất kì chỗ nào trong bảng tính.
B. Công thức luôn bảo toàn và giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức.
C. Giá trị công thức luôn tự động được tính lại sau mỗi 10 giây.
D. Giá trị công thức sẽ được tự động tính lại mỗi khi các ô dữ liệu có trong công thức thay đổi và công thức luôn bảo toàn, giữ nguyên quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và các địa chỉ có trong công thức.

Đánh giá

0

0 đánh giá