Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024

569

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 Tin học 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024

I. Giới hạn nội dung ôn tập Tin học 7 cuối kì 1

- Ôn tập kiến thức chủ đề 1, 2, 3, 4

  • Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
  • Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
  • Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
  • Chủ đề 4: Ứng dụng tin học

- Phân bổ kiến thức Tin học 7

  • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
  • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

II. Một số câu hỏi ôn tập cuối học kì 1 Tin 7

Câu 1: Em hãy cho biết máy ảnh nhập thông tin dạng nào vào máy tính?

A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.

Câu 2: Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Micro.
C. Màn hình.
D. Loa.

Câu 3: Những việc nào sau đây là nên làm trong quá trình sử dụng thiết bị máy tính?

A. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị.
B. Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính.
C. Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?

A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Không phải thiết bị vào – ra.

Câu 5: Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?

A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows.
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.

Câu 6: Máy tính cần phải có những thành phần nào để hỗ trợ con người xử lí thông tin?

A. thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ
B. màn hình máy tính, chuột, micro
C. thiết bị nghe, nhìn
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Phần mở rộng của mỗi loại tập bao gồm

A. những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.
B. những kí tự trong tên tập
C. Loại tệp nào cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó.
D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 8: Sau khi kết nối các thiết bị phần cứng như bàn phím, màn hình, chuột... vào thân máy chứa bộ xử lí

A. Máy tính vẫn chưa hoạt động được.
B. Máy tính còn cần phải có phần mềm để hoạt động
C. Máy tính đã có thể bắt đầu hoạt động
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Những thiết bị nào sau đây cần phải có hệ điều hành để có thể cài đặt và chạy những ứng dụng khác?

A. Điện thoại thông minh
B. Máy tính bảng
C. Máy tính để bàn
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ

A. Phần mở rộng
B. Phần cứng
C. Phần mềm
D. Cả hai phương án B, C đều đúng.

Câu 11: Mật khẩu mạnh thường là dãy

A. Dài ít nhất tám kí tự.
B. Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ thường và các kí hiệu đặc biệt như @, #,...
C. Không phải là một từ thông thường
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Tệp có phần mở rộng.exe thuộc loại tệp gì?

A. Không có loại tập này.
B. Tệp chương trình máy tính.
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
D. Tệp dữ liệu video.

Câu 13: Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tập nên

A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng.
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và đề biết trong đó chứa gì.
C. Đặt tên giống như trong ví dụ của sách giáo khoa.
D. Đặt tên tuỳ ý, không cần theo quy tắc gì.

Câu 14: Tệp chương trình máy tinh trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng

A. .exe
B. .bat
C. .msi.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Một số biện pháp bảo vệ dữ liệu máy tính là gì?

A. Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa
dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ liệu.
B. Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ
giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép.
C. Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và
luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm diệt virus.
D. Tất cả ác phương án trên.

Câu 16: Vai trò của phần mềm diệt virus là gì?

A. phát hiện và diệt virus
B. phát hiện và chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại.
C. Bảo vệ dữ liệu được an toàn
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng
C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

A. Nói lời xúc phạm người đó.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
D. Đe dọa người bắt nạt mình.

Câu 19: Những hạn chế của mạng xã hội đó là?

A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào
những thông tin sai lệch
B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực
C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân
D. Tất cả các phương án trên

Câu 20: Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?

A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng
B. Hiểu người khác một cách rõ ràng.
C. Giữ mối quan hệ tết để có thể tiếp tục giao tiếp.
D. Tất cả những điều trên.

Câu 21: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.
B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.
C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.
D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu
B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an
C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 23: Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?

A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
B. Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiêm tiên.
C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.
D. Tất cả các điều trên.

Câu 24: Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì?

A. Ô.
B. Trang tính.
C. Hộp địa chỉ.
D. Bảng tính.

Câu 25: Khi nhập số vào ô tính thì dữ liệu được tự động

A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa.
D. Căn đều hai bên.

Câu 26: Có thể nhập dữ liệu đồng thời vào nhiều ô dữ liệu được không?

A. Không thể.
B. Có thể.

Câu 27 Mỗi bảng tính gồm có bao nhiêu trang tính?

A. 1
B. 3
C. 10
D. Nhiều

Câu 28: Phần mềm bảng tính có chức năng chính là gì?

A. Quản trị dữ liệu.
B. Soạn thảo văn bản và quản trị dữ liệu.
C. Nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng.
D. Nhập và tính toán giếng như máy tính cầm tay Casio.

Câu 29: Thế nào là ô dữ liệu trên bảng tính?

A. Là giao của một hàng và một cột.
B. Là một vùng trên bảng tính.
C. Là giao của nhiều hàng và nhiều cột.
D. Cả A, B, C

Câu 30: Có thể định dạng cho văn bản nhập vào bảng tính được không (ví dụ phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ đậm, nghiêng, màu chữ, màu nền)?

A. Không thể.
B. Có

Câu 31: Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?

A. Hình tam giác.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Có thể là hình bất kì.

Câu 32: Khi nhập dữ liệu có thể thực hiện theo các cách nào sau đây?

A. Nháy chuột vào ô muốn nhập rồi nhập dữ liệu trực tiếp vào ô, nhấn phím Enter để kết thúc.
B. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, nhập dữ liệu tại vùng này, nháy chuột tại ô bất kì để kết thúc.
C. Nháy chuột vào ô muốn nhập, nháy chuột lên vùng nhập dữ liệu, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33: Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?

A. Luôn căn trái.
B. Luôn căn giữa.
C. Luôn căn phải.
D. Tuỳ thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.

Câu 34: Kí hiệu phép chia trong Excel là?

A. +
B. *
C. /
D. ^

Câu 35: Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích gì?

A. Căn chỉnh hàng cho đẹp.
B. Tính toán.
C. Thuận tiện khi nhập dữ liệu.
D. Cả A, B, C

Câu 36: Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm xử lí như thế nào?

A. Phần mềm thông báo lỗi.
B. Phần mềm bỏ qua và coi đó không là công thức.
C. Phần mềm tự động sửa lỗi công thức.
D. Cả A, B, C

Câu 37: Có thể định dạng cho văn bản nhập vào bảng tính được không (ví dụ phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ đậm, nghiêng, màu chữ, màu nền)?

A. Không thể.
B. Có

Câu 38: Trên trang tính, sau khi gõ dữ liệu từ bàn phím xong, ta nhấn phím

А. Enter
B. Shift
C. Alt
D. Capslock

Câu 39: Khi nhập dữ liệu có thể thực hiện theo các cách nào sau đây?

A. Nháy chuột vào ô muốn nhập rồi nhập dữ liệu trực tiếp vào ô, nhấn phím Enter để kết thúc.
B. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, nhập dữ liệu tại vùng này, nháy chuột tại ô bất kì để kết thúc.
C. Nháy chuột vào ô muốn nhập, nháy chuột lên vùng nhập dữ liệu, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40: Phần mềm bảng tính là phần mềm ứng dụng có chức năng?

A. Ghi lại và trình bày thông tin dạng bảng.
B. Thực hiện các tính toán.
C. Xây dựng biểu đồ minh họa số liệu trong bảng.
D. Cả A, B và C

Đánh giá

0

0 đánh giá