Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2024

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 GDCD 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2024

A. TRỌNG TÂM

I. Kiến thức:

Ôn tập các nội dung:

1. Tự hào về truyền thống quê hương

  • Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
  • Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
  • Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  • Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
  • Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

3. Học tập tự giác, tích cực

  • Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
  • Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
  • Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

4. Giữ chữ tín

  • Trình bày được chữ tín là gì.
  • Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
  • Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.
  • Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
  • Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

5. Bảo tồn di sản văn hoá

  • Nêu được khái niệm di sản văn hoá.
  • Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
  • Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
  • Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
  • Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

  • Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
  • Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
  • Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
  • Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  • Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  • Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

B. CÂU HỎI ÔN TẬP

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Yêu nước chống ngoại xâm.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. địa phương này sang địa phương khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Cần cù lao động

C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày

E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 5: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.

B. Yêu nước.

C. Dũng cảm.

D. Trung thực.

Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

A. Yêu nước.

B. Hà tiện, ích kỉ.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.

D. Cần cù lao động.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2

Câu 1: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Thương người như thể thương thân

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C. Chị ngã em nâng

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

E. Chia ngọt sẻ bùi

G. Nhường cơm sẻ áo

H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Câu 2: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.

C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.

B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.

C. được mọi người yêu mến, kính trọng.

D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 6: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 7: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Kiên trì.

D. Đồng cảm.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3

Câu 1: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.

B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.

C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.

D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.

E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Câu 2: Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

A. Phải có ước mơ

B. Phai quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định

C. Nhiệt tình tham gia cá hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Tích cực, tự giác là:

A. Chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc

B. Chỉ làm những việc dễ

C. Có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi

D. Lười biếng, nạnh hẹ cho người khác.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Xác định đúng mục đích học tập.

B. Không làm bài tập về nhà.

C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 6: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là: a

A. tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng

B. Trời mưa nên không đến sinh hoạt đội

C. Ở nhà viện lí do bị ốm để không đi lao động với lớp

D. Tham gia cắm trại chỉ đến cho có chứ không tích cực

Câu 7: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.

B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.

C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.

D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.

Câu 8: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ? a

A. Chủ động.

B. Tự ý thức.

C. Tự nhận thức.

D. Tích cực.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí.

B. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập.

C. Xác định đúng mục tiêu học tập.

D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 10: Tích cực là luôn luôn …học tập, làm việc và rèn luyện? Trong dấu “…” đó là ? d

A. Ý thức, tích cực, kiên trì.

B. Cố gắng, ý thức, kiên trì.

C. Tích cực, vượt khó, kiên trì.

D. Cố gắng, vượt khó, kiên trì.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4

Câu 1: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.

C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 2: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 3: Giữ chữ tín là

A. Biết giữ lời hứa

B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối

C. Không trọng lời nói của nhau

D. Không tin tưởng nhau

Câu 4: Hành vi không giữ chữ tín

A. Luôn đến hẹn đúng giờ

B là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn

C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 5: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 6: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 7: Câu ca dao trên thể hiện điều gì?

"Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê."

A. Giữ chữ tín

B. Tôn trọng người khác

C. Tự trọng

D. Trách nhiệm

Câu 8: Người biết giữ chữ tín sẽ

A. Được mọi người tin tưởng

B. Bị lợi dụng

C. Bị xem thường

D. Không được tin tưởng

Câu 9: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.

B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín

C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.

D. Tất cả các ý trên

Câu 10: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 11: Biểu hiện không có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Cả A, B, C.

Câu 12: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

A. B là người không giữ chữ tín.

B. B là người giữ chữ tín.

C. B là người không tôn trọng người khác.

D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 13: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người giữ lời hứa.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 14: Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A, B, C.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5

Câu 1: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.

B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.

C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.

D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường. Những hành vi dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?

Câu 2: Những hành vi thực hiện đúng Vi phạm

A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá

B. Đập phá các di sản văn hoá

C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền

D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sứ - văn hoá

E. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích

Câu 3: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 4: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 5: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 6: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 7: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:

A. di tích lịch sử - văn hóa

B. di sản văn hóa vật thể

C. di sản văn hóa phi vật thể

D. danh lam thắng cảnh

Câu 8: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 10: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 11: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

A. Bảo vật quốc gia

B. Di sản văn hóa phi vật thể

C. Di sản thiên nhiên

D. Di tích lịch sử - văn hóa

Câu 14: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 15: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 16: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

D. Cả A, B, C.

Câu 17: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6

Câu 1: Em đồng tình với những cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Xem tỉ vi, xem phim liên tục

B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử

C. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe

D. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng

E. Hút thuốc, uống rượu, bia

G. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy, có kiến thức

H. Không tham gia các hoạt động tập thể

I. Đến nơi có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.

B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.

C. yêu thương bản thân.

D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 3: Cho các dữ liệu sau:

(1) Đánh giá kết quả đạt được.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.

(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.

(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?

A. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).

B. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).

C. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).

D. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).

Câu 4: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về

A. tinh thần, thể chất.

B. tiền bạc.

C. gia đình.

D. bạn bè.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?

A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.

B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.

C. Kết quả học tập giảm sút.

D. Đạt được kết quả cao trong học tập.

Câu 6: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là

A. tâm lí tự ti.

B. bạo lực gia đình.

C. vấn đề sức khỏe của bản thân.

D. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 7: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.

B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.

C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.

D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 8: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

A. học sinh lười học.

B. cơ thể bị căng thẳng.

C. học sinh chăm học.

D. người trưởng thành.

Câu 9: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là

A. lo lắng thái quá.

B. áp lực học tập.

C. sự kì vọng quá lớn của gia đình.

D. các mối quan hệ bạn bè.

Câu 10: Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về

A. tiền bạc.

B. giao tiếp xã hội.

C. mối quan hệ xã hội.

D. sức khỏe tinh thần và thể chất.

Câu 11: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.

B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.

C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 12: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người

A. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.

B. may mắn và tự tin.

C. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.

D. rất coi trọng thành tích.

Câu 13: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!

B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!

C. Mình làm gì cũng thất bại!

D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!

 

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá