Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Lịch sử 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024

I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II

CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA ÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1. Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á Hải Đảo và Đông Nam Á lục địa?

2. Nêu các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?

3. Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

4. Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Trước cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

1. Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

2. Trình bày nội dung chính của các cuộc kháng chiến sau:

- Chống quân Nam Hán (938)

- Chống quân Tống (981)

- Chống quân Tống ( 1075 – 1077)

- Ba lần chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)

- Chống quân Xiêm (1785)

- Chống quân Thanh (1789)

3. Nêu nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

4. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà thế kỉ II TCN.

5. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV).

6. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa cuối thế kỉ XIX).

7. Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc.

8. Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

PhẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.

Câu 2: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về

A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).

Câu 4: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?

A. Cửa sông Tô Lịch.
B. Cửa sông Bạch Đằng.
C. Hoan Châu (Nghệ An).
D. Đường Lâm (Hà Nội).

Câu 5: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.

Câu 6: Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là

A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.

Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là

A. quân điền.
B. lộc điền.
C. phúc điền.
D. thọ điền.

Câu 8: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.

...............

Đánh giá

0

0 đánh giá