Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 Lịch sử 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024

I. Nội dung ôn tập học kì 1 Lịch sử 11

1. Sự hình thành Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết:

- Quá trình hình thành của Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết .

- Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.

2. Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay:

- Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

- Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.

- Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay.

3. Quá trình cai trị và xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

- Quá trình xâm lược.

- Chính sách cai trị.

- Công cuộc cải cách ở Xiêm.

II. Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử 11 cuối kì 1

Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.

Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm

A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ

Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918

Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?

A. 12
B. 13
C. 14
D. 15

Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?

A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927

Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:

A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc

Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?

A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957

Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

Câu 11: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?

A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
D. Sau Đổi mới năm 1986

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:

A. Trở thành một hệ thống trên thế giới
B. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
C. Bị xoá bỏ hoàn toàn
D. Cả A và B.

Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.

Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:

A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:

A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp

Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc

A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
phát triển

Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:

A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
D. Cả B và C.

Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là

A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?

A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa tổng thống

Câu 20: Sau cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của?

A. Anh
B. Đức
C. Mỹ
D. Tây Ban Nha

Đánh giá

0

0 đánh giá