Lý thuyết Tin học 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024): Mạng xã hội

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 5: Mạng xã hội sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học7.

Tin học lớp 7 Bài 5: Mạng xã hội

Video giải Tin học lớp 7 Bài 5: Mạng xã hội - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội

1. Mạng xã hội

a) Một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

- Một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet: thư điện tử, nhắn tin, gọi điện, diễn đàn, mạng xã hội.

- Các dạng thông tin có thể trao đổi trên Internet như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …

b) Mạng xã hội

- Mạng xã hội thường được tổ chức ở dạng website. Mỗi mạng xã hội hướng tới một số chức năng và loại thông tin nhất định như: trò chuyện, thảo luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh, video, …

- Một số mạng xã hội thường dùng: Facebook, Youtube, Instagram, …

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

2. Sử dụng mạng xã hội facebook

- Một số chức năng cơ bản của facebook: tạo, cập nhập hồ sơ cá nhân, tạo, đăng tải bài viết mới, bình luận, chia sẻ bài viết đã có, tìm kiếm, kết bạn và trò chuyện.

a) Tạo tài khoản facebook

Bước 1. Truy cập website facebook.com.

Bước 2. Lựa chọn ngôn ngữ.

Bước 3. Chọn tạo tài khoản.

Bước 4. Cửa sổ Đăng kí mở ra. Nhập đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, rồi chọn nút Đăng kí để hoàn tất.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

b) Đăng nhập, cập nhật thông tin cá nhân

Bước 1. Truy cập website facebook.com.

Bước 2. Nhập thông tin tài khoản rồi chọn nút Đăng nhập.

Bước 3. Nháy chuột vào tên tài khoản. Trang cá nhân sẽ mở ra.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

c) Tạo và đăng tải bài viết

Bước 1. Nháy chuột vào dòng trạng thái. Cửa sổ tạo bài viết mở ra.

Bước 2. Thực hiện tạo bài viết: Gõ nội dung, thêm hình ảnh, video, …vào bài viết.

Bước 3. Nháy chuột vào nút Đăng để đăng tải bài viết lên Facebook.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 4. Tạo, đăng tải bài viết

d) Bình luận, chia sẻ bài viết

Bước 1. Chọn bài viết cần bình luận, chia sẻ.

Bước 2. Viết bình luận hoặc cảm nghỉ khi chia sẻ.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 5: Mạng xã hội – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 5. Bình luận, thể hiện cảm xúc, thái độ, chia sẻ bài viết

e) Kết bạn và trò chuyện

Bước 1. Gõ tên tài khoản hoặc địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, rồi nhấn Enter.

Bước 2. Với người dùng đã kết bạn nhấp vào biểu tượng Messenger để trò chuyện.

Bước 3. Nháy chuột vào nút Thêm bạn bè để gửi lời mời kết bạn đến người dùng chưa kết bạn với em.

3. Tính hai mặt của mạng xã hội

- Về mặt tích cực: Mạng xã hội giúp người dùng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú, cập nhật và mở rộng duy trì mối quan hệ.

- Về mặt hạn chế: Sử dụng mạng xã hội tìm ẩn nguy cơ như không chính xác, không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi, …

Một số hình vi sai trái khi dùng mạng xã hội:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật.

b) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

c) Nhắn tin quấy rối, đe doạ, bắt nạt người khác.

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hoá, dịch vụ bị cấm.

 Việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái, chia sẻ thông tin sai trái, thông tin từ nguồn không tin cậy có thể gây hậu quả cho người khác và chính bản thân.

Vì vậy, cần tuân thủ các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5: Mạng xã hội

Câu 1. Hình ảnh dưới đây thực hiện hoạt động gì của người dùng facebook?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5 (có đáp án): Mạng xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Đăng nhập tài khoản.

B. Đăng bài viết lên trang cá nhân.

C. Bày tỏ cảm xúc về bài viết.

D. Bình luận bài viết của bạn bè.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình trên cho thấy người dùng đang bài tỏ cảm xúc về một bài viết.

Câu 2. Khi đã kết bạn trên Facebook, người dùng thường sử dụng ứng dụng gì để nhắn tin với bạn bè?

A. Instagram.

B. Messenger.

C. Tik Tok.

D. Facebook.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi đã kết bạn trên Facebook, người dùng thường sử dụng ứng dụng Messenger để nhắn tin với bạn bè.

Câu 3. Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

A. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.

D. Bạn lừa đảo hoặc lợi dụng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi sử dụng Internet, chúng ta không nên tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng bởi vì chưa chắc các nguồn tin chúng ta xem là chính xác và có thể bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh hoặc bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Câu 4. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. Mạng xã hội có cả mặt tích cực và hạn chế.

B. Mạng xã hội giúp người dùng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú, cập nhật và mở rộng, duy trì mối quan hệ.

C. Mạng xã hội cho phép người dùng có thể cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân; kết nối giao lưu và học hỏi được những kiến thức, kĩ năng từ những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu.

D. Sử dụng mạng xã hội tại nhà không thể bị lừa đảo, quấy rối, dọa nạt, phát tán mã độc.

Đáp án: D

Giải thích:

Sử dụng mạng xã hội dù ở đâu cũng tiềm ẩn những nguy cơ như thông tin không chính xác, không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi: tin nhắn rác, lừa đảo, quấy rối, dọa nạt, phát tán mã độc.

Câu 5. Đâu là việc làm sai trái trên mạng xã hội?

A. Cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật.

B. Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân.

C. Nhắn tin quấy rối, đe dọa người khác, cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Một số người lợi dụng mạng xã hội để thực hiện việc sai trái như: Cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật; Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân; Nhắn tin quấy rối, đe dọa người khác; Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn; …

Câu 6. Đâu không phải là một kênh mạng xã hội?

A. Facebook.

B. Yahoo.

C. Youtube.

D. Word.

Đáp án: D

Giải thích:

Word là phần mềm soạn thảo văn bản, không phải kênh mạng xã hội.

Câu 7. Để tham gia mạng xã hội thì người dùng cần có gì?

A. Tài khoản.

B. Điện thoại.

C. Máy tính.

D. Dữ liệu.

Đáp án: A

Giải thích:

Để tham gia mạng xã hội thì người dùng phải đăng kí tài khoản.

Câu 8. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Người dùng mạng xã hội đều có tài khoản và hồ sơ riêng.

B. Để tham gia mạng xã hội thì người dùng phải đăng kí tài khoản.

C. Nội dung trên mạng xã hội do người dùng tự đăng tải lên, tự quản lí.

D. Mạng xã hội không thể thực hiện chức năng tìm kiếm và lưu trữ thông tin.

Đáp án: D

Giải thích:

Mỗi mạng xã hội có những cách thức khác nhau để thực hiện một số chức năng cơ bản như: kết nối người dùng, trò chuyện, trao đổi, chia sẻ, tìm kiếm và lưu trữ thông tin.

Câu 9. Mạng xã hội facebook có chức năng cơ bản nào sau đây?

A. Tạo, cập nhật hồ sơ cá nhân.

B. Tạo, đăng tải bài viết mới.

C. Bình luận, chia sẻ bài viết đã có, tìm kiếm kết bạn và trò chuyện.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Một số chức năng cơ bản của facebook: tạo, cập nhật hồ sơ cá nhân; tạo, đăng tải bài viết mới; bình luận, chia sẻ bài viết đã có, tìm kiếm kết bạn và trò chuyện.

Câu 10. Hình ảnh dưới đây thực hiện hoạt động gì của người dùng facebook?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5 (có đáp án): Mạng xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. Đăng nhập tài khoản.

B. Đăng bài viết lên trang cá nhân.

C. Đăng kí tài khoản.

D. Bình luận bài viết của bạn bè.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình trên cho thấy người dùng đang đăng kí tài khoản facebook.

Câu 11. Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

A. Giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình.

B. Không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng.

C. Im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng.

D. Đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi sử dụng Internet, nếu bị đe dọa, bắt nạt qua mạng cần phải chia sẻ ngày với những người thân trong gia đình để tìm cách giải quyết.

Câu 12. Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

A. Để chế độ tự động đăng nhập.

B. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu.

C. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng.

D. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, để tránh bị mất tài khoản thì ta không nên để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

Câu 13. Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.

B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.

C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

D. Mở video đó và xem.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ thì em nên thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

Câu 14. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.

B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.

C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi.

D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Đáp án: C

Giải thích:

Trước khi trả lời họ thì cần phải vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi.

Câu 15. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn.

B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.

C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.

D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.

Đáp án: C

Giải thích:

Mật khẩu của mình thì chỉ nên bản thân mình biết và nên thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

Bài 7: Phần mềm bảng tính

Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức

Đánh giá

0

0 đánh giá