Giải SBT Tin học 11 Bài 23 (Kết nối tri thức): Kiểm thử và đánh giá chương trình

885

Với giải sách bài tập Tin học 11 Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Tin học 11 Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình

Câu 23.1 trang 73 SBT Tin học 11Mệnh đề sau có đúng không?

Muốn chứng minh một chương trình chạy đúng chỉ cần thực hiện thật nhiều việc kiểm thử (test). Nếu kiểm tra trên tất cả các bộ dữ liệu kiểm thử đều đúng thì chương trình đúng.

Lời giải:

Mệnh đề trên là không đúng.

Câu 23.2 trang 73 SBT Tin học 11Giả sử một chương trình đã được kiểm tra chạy chính xác với hơn 1000 lần test. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Chương trình đó hoàn toàn chính xác.

B. Chương trình đó chắc là sai ít đúng nhiều.

C. Chương trình đó có độ tin cậy cao.

D. Chưa thể nói gì được về chương trình đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C. Chương trình đó có độ tin cậy cao.

Câu 23.3 trang 73 SBT Tin học 11Để chứng minh một thuật toán là đúng cần phải làm gì? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau:

A. Cần tiến hành kiểm thử chương trình cài đặt thuật toán, kiểm thử càng nhiều càng tốt.

B. Cần cài đặt thuật toán trên càng nhiều ngôn ngữ lập trình càng tốt.

C. Cần chạy thử chương trình cài đặt thuật toán xem thời gian chạy có nhanh hay không.

D. Cần chứng minh bằng toán học chặt chẽ tính đúng của thuật toán.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D. Cần chứng minh bằng toán học chặt chẽ tính đúng của thuật toán.

Câu 23.4 trang 74 SBT Tin học 11Cùng một chương trình, với hai bộ dữ liệu đầu vào khác nhau (cùng kích thước) thì thời gian chạy chương trình với hai bộ dữ liệu này sẽ giống nhau hay khác nhau?

Lời giải:

Thời gian chạy chương trình có thể giống nhau và cũng có thể khác nhau.

Câu 23.5 trang 74 SBT Tin học 11Với thuật toán sắp xếp chèn (trong sách giáo khoa), cùng kích thước n, thì bộ dữ liệu kiểm thử nào cho thời gian chạy:

a) Nhanh nhất?

b) Chậm nhất?

Lời giải:

a) Bộ dữ liệu là dãy đã sắp xếp đúng.

b) Bộ dữ liệu là dãy đã sắp xếp nhưng theo thứ tự ngược lại.

Câu 23.6 trang 74 SBT Tin học 11Trong các bài toán sau, kích thước đầu vào của bài toán là gì, được tính như thế nào?

a) Bài toán sắp xếp dãy số A theo thứ tự tăng dần.

b) Bài toán tính tổng 1+ 2 + ... + n với n là số tự nhiên cho trước.

c) Bài toán tính gcd(a,b) – ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên cho trước a, b.

Lời giải:

a) chiều dài dãy A;

b) Só n.

c) Số maximum trong 2 số a, b.

Câu 23.7 trang 74 SBT Tin học 11Viết chương trình thực hiện các việc sau:

– Nhập dãy số A từ bàn phím.

– Thực hiện các thuật toán sắp xếp chèn, sắp xếp chọn, sắp xếp nổi bọt trên dãy A.

– Tính thời gian chạy của từng thuật toán trên đối với dãy A, kết quả đưa ra màn hình.

Lời giải:

Viết chương trình thực hiện các việc sau Nhập dãy số A từ bàn phím

Viết chương trình thực hiện các việc sau Nhập dãy số A từ bàn phím

Viết chương trình thực hiện các việc sau Nhập dãy số A từ bàn phím

Câu 23.8 trang 74 SBT Tin học 11Hàm sau tạo một dãy số nguyên có n phần tử và các giá trị nằm ngẫu nhiên trong phạm vi [a, b].

1 def sinh_day(n,a,b):

2 from random import randint

3 A = [randint(a, b) for i in range(n)]

4 return A

Em hãy viết chương trình tạo dãy A như trên với độ dài n và thực hiện các thuật toán sắp xếp chèn, sắp xếp chọn, sắp xếp nổi bọt trên dãy A. Sau đó tính thời gian chạy của các thuật toán này. Ghi lại bảng kết quả với các giá trị của n = 100, 1000, 10 000, 100 000.

Lời giải:

Hàm sau tạo một dãy số nguyên có n phần tử và các giá trị nằm ngẫu nhiên

Hàm sau tạo một dãy số nguyên có n phần tử và các giá trị nằm ngẫu nhiên

Hàm sau tạo một dãy số nguyên có n phần tử và các giá trị nằm ngẫu nhiên

Câu 23.9 trang 74 SBT Tin học 11Viết chương trình tạo dãy A có n phần tử với giá trị ngẫu nhiên. Sau đó tính thời gian chạy của lệnh sắp xếp A.sort() của Python và so sánh thời gian này với các thời gian chạy của các thuật toán em đã biết (xem Câu 23.8). Em có nhận xét gì về kết quả thu được?

Lời giải:

Thời gian chạy sắp xếp theo phương thức sort() nhanh hơn hẳn ba thuật toán sắp xếp đã biết.

Ví dụ với n = 10000, kết quả tính toán có thể như sau (tính theo giây).

1 Sắp xếp chèn: 10.774742800943896

2 Sắp xếp chọn: 10.29863730903126

3 Sắp xếp nổi bọt: 20.886252708118348

4 Sắp xếp Python: 0.0012119000311948998

Thời gian chạy sắp xếp theo phương thức sort() nhanh hơn hẳn ba thuật toán sắp xếp đã biết.

Ví dụ với n = 10000, kết quả tính toán có thể như sau (tính theo giây).

1 Sắp xếp chèn: 10.774742800943896

2 Sắp xếp chọn: 10.29863730903126

3 Sắp xếp nổi bọt: 20.886252708118348

4 Sắp xếp Python: 0.0012119000311948998

Đánh giá

0

0 đánh giá