Giải SBT Vật lí 11 trang 22 Chân trời sáng tạo

86

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 22 chi tiết trong Bài 5: Sóng và sự truyền sóng Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Câu 5.6 (H) trang 22 Sách bài tập Vật Lí 11Khi sóng nước truyền qua một kẽ hở giữa một dải đất như Hình 5.5, sẽ có hiện tượng

Khi sóng nước truyền qua một kẽ hở giữa một dải đất như Hình 5.5, sẽ có hiện tượng

A. giao thoa sóng.

B. nhiễu xạ sóng. 

C. phản xạ sóng.  

D. truyền sóng.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng sóng lan rộng ra ở phía bên kia của vật cản.

Câu 5.1 (B) trang 22 Sách bài tập Vật Lí 11Vì sao khi hướng bộ điều khiển từ xa vào bức tường đối diện tivi mà không hướng trực tiếp về phía tivi, ta vẫn có thể điều khiển được tivi?

Lời giải:

Khi hướng bộ điều khiển từ xa vào tường, tia tín hiệu điều khiển (tia hồng ngoại - bản chất là sóng điện từ) trong bộ điều khiển này sẽ bị phản xạ bởi tường và truyền ngược lại về phía tivi.

Câu 5.2 (B) trang 22 Sách bài tập Vật Lí 11Khi để tay dưới ánh nắng mặt trời một thời gian, tay của em cảm thấy thế nào? Hãy giải thích.

Lời giải:

Sau một thời gian, tay trở nên nóng hơn vì tay đã nhận năng lượng của ánh sáng: Quá trình truyền sóng ánh sáng là quá trình truyền năng lượng.

Câu 5.3 (H) trang 22 Sách bài tập Vật Lí 11Giải thích vì sao sóng vô tuyến khi được phát ra từ một anten có thể được truyền đi và thu nhận kể cả khi máy thu ở vị trí bị che khuất khỏi thiết bị phát bởi các vật cản. Đó là hiện tượng vật lí gì?

Lời giải:

Sóng vô tuyến có khả năng lan rộng ra phía sau vật cản nên máy thu có thể nhận được sóng mặc dù bị che khuất bởi những vật cản (như Hình bên dưới). Đó là hiện tượng nhiễu xạ sóng.

Giải thích vì sao sóng vô tuyến khi được phát ra từ một anten có thể được truyền đi

Câu 5.4 (VD) trang 22 Sách bài tập Vật Lí 11Hãy dùng hiện tượng khúc xạ ánh sáng để giải thích vì sao để bắt một con cá trong nước, người ta phải phóng mũi lao xuống vị trí thấp hơn vị trí mà mắt thấy cá.

Lời giải:

Chùm tia sáng từ cá đi trong nước ra ngoài không khí (như Hình bên dưới) bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí nên có hướng truyền sát mặt nước hơn (góc khúc xạ lớn hơn góc tới). Khi chùm tia sáng này đi vào mắt, làm cho mắt thấy vị trí ảnh (ảo) của cá cao hơn vị trí thực của cá.

Hãy dùng hiện tượng khúc xạ ánh sáng để giải thích vì sao để bắt một con cá trong nước

Đánh giá

0

0 đánh giá