Giải SBT Vật lí 11 trang 18 Chân trời sáng tạo

52

Với lời giải SBT Vật lí 11 trang 18 chi tiết trong Bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 4: Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng

Câu 4.10 (VD) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng 100 N/m gắn với vật nặng 100 g dao động điều hoà trong không khí dưới ngoại lực cưỡng bức F=F0sin50πtN. Để có thể xảy ra hiện tượng cộng hưởng, người ta thực hiện phương án nào sau đây?

A. Tăng tần số của ngoại lực.                     

B. Thay lò xo có độ cứng lớn hơn.

C. Thay lò xo có độ cứng nhỏ hơn.              

D. Tăng khối lượng của vật nặng.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Tần số riêng của hệ ω0=km=1000,1=1010rad/s10πrad/s,nhỏ hơn tần số của ngoại lực cưỡng bức nên để xảy ra cộng hưởng phải giảm tần số ngoại lực hoặc thay đổi hệ để tăng tần số riêng.

Câu 4.11 (VD) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang gồm một vật nhỏ có khối lượng 100 g gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 98 N/m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,02 . Lấy g=9,8 m/s2. Tính độ giảm biên độ sau mỗi lần vật qua vị trí cân bằng.

A. 0,08 mm.         

B. 0,04 mm.         

C. 0,8 mm.           

D. 0,4 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Độ giảm cơ năng sau nửa chu kì bằng công của lực ma sát thực hiện trong nửa chu kì đó:

 kA22kA'22=FmsA+A'k2A+A'AA'=FmsA+A'

Suy ra độ giảm biên độ sau mỗi lần vật qua vị trí cân bằng (sau nửa chu kì) là:

ΔA'=2Fmsk=2μmgk=20,020,19,898=4104 m=0,4 mm.

Câu 4.1 (B) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Hãy nêu hai ví dụ cho mỗi hiện tượng: dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và cộng hưởng trong đời sống

Lời giải:

- Dao động tắt dần: Xích đu dao động chậm dần khi không còn ngoại lực, ván nhảy cầu dao động sau khi vận động viên nhảy khỏi ván.

- Dao động cưỡng bức: Dao động của võng điện, dao động của mặt cầu khi có phương tiện giao thông đi qua.

- Cộng hưởng: Hộp đàn guitar, hiện tượng một số toà nhà có chiều cao xác định bị tàn phá mạnh nhất trong động đất.

Câu 4.2 (B) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Hãy giải thích nguyên nhân gây ra dao động tắt dần.

Lời giải:

Ta đã biết, lực cản của môi trường tác dụng lên vật luôn ngược chiều chuyển động của vật. Do đó, lực cản tác dụng lên vật làm cho cơ năng giảm. Từ đó biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 4.3 (H) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Hãy phân biệt dao động tắt dần và dao động cưỡng bức.

Lời giải:

 

Dao động tắt dần

Dao động cưỡng bức

Hiện tượng

Biên độ giảm dần theo thời gian

Biên độ không đổi theo thời gian

Nguyên nhân

Mất dần năng lượng do ma sát, lực cản,…

Chịu tác động của ngoại lực tuần hoàn.

Đặc điểm

- Tần số của dao động bằng tần số riêng của hệ dao động.

- Tốc độ tắt dần phụ thuộc và hệ số ma sát, độ lớn lực cản,…

- Tần số của dao động bằng tần số lực cưỡng bức.

- Biên độ dao động không đổi và phụ thuộc vào: biên độ lực cưỡng bức, độ chênh lệch giữa tần số góc của lực cưỡng bức và tần số góc riêng của hệ, lực cản.

Câu 4.4 (H) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có khả năng xảy ra hiện tượng cộng hưởng? Giải thích cơ chế cộng hưởng.

a) Đoàn người bước đều qua cầu, làm cầu rung lắc mạnh.

b) Âm thanh trong thính phòng to hơn phòng thông thường.

c) Cầu vồng sau mưa.

Lời giải:

a) Trường hợp này có khả năng xảy ra cộng hưởng: Đoàn người bước đều, tạo ra dao động có tần số bằng tần số riêng của cầu.

b) Trường hợp này có khả năng xảy ra cộng hưởng: Kiến trúc của thính phòng được thiết kế để xảy ra hiện tượng cộng hưởng âm thanh, làm âm thanh trở nên to hơn và khán giả có thể nghe rõ dù ca sĩ không dùng micro.

c) Đây không phải hiện tượng cộng hưởng vì cầu vồng xuất hiện do hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Câu 4.5 (H) trang 18 Sách bài tập Vật Lí 11Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ gắn vào một lò xo, viên bi có thể dao động điều hoà với tần số góc riêng 20 rad/s. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F=F0cosΩt. Khi thay đổi Ω ta ghi nhận được tại giá trị tần số góc 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2.

a) So sánh A1 và A2.

b) Biểu diễn trên đồ thị biên độ của viên bi theo tần số góc của ngoại lực tuần hoàn các điểm tương ứng với giá trị A1 và A2.

Lời giải:

a) Vì Ω1<Ω2<ω0 nên A1<A2

b) Đồ thị biên độ của viên bi theo tần số góc của ngoại lực tuần hoàn.

Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ gắn vào một lò xo, viên bi có thể dao động điều hoà với tần số góc riêng 20 rad/s

Đánh giá

0

0 đánh giá