Giải SBT Vật Lí 10 trang 48 Cánh diều

683

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 48 chi tiết trong Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng

Bài 5.16 trang 48 SBT Vật lí 10: Cho các dụng cụ sau:

- Giá thí nghiệm đã gắn thước đo độ dài: 1 cái.

- Lò xo chưa biết độ cứng: 1 cái.

- Vật có móc treo đã biết trọng lượng là P0: 1 quả.

- Một vật X có móc treo cần xác định trọng lượng Px.

Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để tìm trọng lượng của vật X.

Lời giải

- Bước 1: Treo lò xo lên giá thí nghiệm, xác định chiều dài ban đầu của lò xo l1.

- Bước 2: Treo vật trọng lượng P0 vào đầu dưới của lò xo rồi xác định chiều dài l2 của lò xo.

- Bước 3: Treo vật cần xác định có trọng lượng Px và xác định chiều dài của lò xo là l3.

Ta có: Px=P0l3l1l2l1

Lưu ý: Có thể làm bằng các phương án khác. Phương án treo cùng lúc 2 vật cần chú ý giới hạn đàn hồi của lò xo.

Bài 5.17 trang 48 SBT Vật lí 10: Cho các dụng cụ sau:

- Lực kế: 1 cái.

- Thước đo độ dài: 1 cái

- Lò xo cần xác định độ cứng: 1 cái

Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo độ cứng của lò xo đã cho.

Lời giải

- Bước 1: Đo chiều dài tự nhiên của lò xo, móc một đầu lò xo vào lực kế sau đo chỉnh số 0 cho lực kế (cần chú ý nếu dùng lực kế lò xo ống thì cần treo lực kế thẳng đứng).

- Bước 2: Kéo đầu còn lại của lò xo theo phương thẳng đứng và giữ cố định vị trí. Đo độ dài của lò xo, và đọc số chỉ lực kế ta tính được độ dãn.

- Bước 3: Thực hiện lại bước 2 từ 3 đến 5 lần với các số liệu về độ dãn của lò xo khác nhau và xử lí số liệu để viết kết quả.

Cần tìm hiểu giới hạn đàn hồi của lò xo để thu được kết quả cứng chuẩn xác.

Bài 5.18 trang 48 SBT Vật lí 10: Một nhóm học sinh tìm hiểu độ cứng của lò xo. Họ dùng các lò xo giống nhau có cùng chiều dài và cùng độ cứng kết hợp thành hệ hai lò xo mắc nối tiếp và hệ hai lò xo mắc song song. Sau đó, họ treo các vật với trọng lượng khác nhau vào đầu dưới mỗi hệ lò xo treo thẳng đứng, rồi đo độ giãn. Kết quả đo được cho ở bảng dưới đây.

Trọng lượng (N)

Độ giãn (cm)

Hệ lò xo nối tiếp

Hệ lò xo song song

0

0

0

0,5

2,5

0,7

1,0

6,2

1,5

1,5

9,5

2,6

2,0

13,6

3,4

2,5

17,5

4,4

3,0

21,4

5,3

a. Với mỗi hệ lò xo nối tiếp và hệ lò xo song song, vẽ đồ thị biểu diễn liên hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới hệ lò xo và độ giãn của hệ.

b. Sử dụng đồ thị để tính độ cứng cho mỗi hệ lò xo.

c. Sử dụng đồ thị để chứng tỏ rằng độ cứng của hệ hai lò xo nối tiếp bằng một phần tư độ cứng của hệ hai lò xo song song.

d. Đối với hệ hai lò xo nối tiếp, tính sai số tỉ đối trong mỗi lần đo độ giãn, nếu sai số tuyệt đối là ± 0,1 cm.

Lời giải

a. Đồ thị

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng - Cánh diều (ảnh 1)

 

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng - Cánh diều (ảnh 1)

b. Sử dụng đồ thị, tính độ dốc của đồ thị để suy ra độ cứng của lò xo.

Độ cứng của hệ hai lò xo nối tiếp là k1=321,4=0,14N/cm

Độ cứng của hệ hai lò xo song song là k2=35,3=0,57N/cm

c. Tỉ số độ cứng là 0,570,14=4

d. Kết quả tính sai số

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật Lí 10 trang 45

Giải SBT Vật Lí 10 trang 46

Giải SBT Vật Lí 10 trang 47

Đánh giá

0

0 đánh giá