Giải SGK GDCD 7 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Phòng, chống tệ nạn xã hội

9.3 K

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 11 từ đó học tốt môn GDCD 7.

Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Video giải GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo

Mở đầu

Mở đầu trang 56 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh sau đây và cho biết ý nghĩa của các khẩu hiệu

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Quan sát 4 bức tranh .

- Nêu ý nghĩa của từng bức tranh.

Trả lời:

- Tranh 1: “Phía trước tay lái là sự sống” kêu gọi mọi người hãy lái xe bằng cả trái tim và khối óc của mình, tuân thủ các luật lệ giao thông chứ đừng chỉ vì nhanh một phút giây mà cướp đi sự sống của người khác.

- Tranh 2: “Bài trừ tệ nạn mại dâm” kêu gọi mọi người hãy chung tay tuyên truyền, phản đối các hành vi mại dâm để xã hội ngày càng phát triển hơn.

- Tranh 3: “Hãy nói không với ma túy” kêu gọi mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không chạy theo những thứ cám dỗ của xã hội.

- Tranh 4: “Chung tay phòng chống tệ nạn xã hội” kêu gọi mọi người hãy chung tay tuyên truyền, phản đối các hành vi mại dâm để xã hội ngày càng phát triển hơn

Khám phá

Câu hỏi 1 trang 57, 58 GDCD 7: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)
Caption

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

- Nhân vật Nguyễn T đã vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội nào và sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

- Nếu phát hiện ra những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, em sẽ xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

- Quan các thông tin trên.

- Chỉ ra Nguyễn T đã vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội, bị xử lý ra sao.

- Việc làm của em khi phát hiện ra những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Trả lời:

- Nhân vật Nguyễn T đã vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội là: “Tổ chức đánh bạc”, “đánh bạc” dưới hình thức cá độ bóng đá và cho vay nặng lãi.

- Nhân vật T sẽ bị pháp luật xử lí như  phạt tiền, tù đối với hành vi đánh bạc trái phép, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi tùy theo từng mức phạt theo quy định ở Luật phòng chống ma túy năm 2021.

- Nếu em phát hiện ra những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì em báo ngay với các cơ quan chức năng để kịp thời xử lí.

Câu hỏi 2 trang 58 GDCD 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

- Tại sao Trường THCS M tổ chức “Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường”?

- Em có đồng ý với quan điểm của bạn H không? Vì sao?

- Nếu là học sinh Trường THCS M, em sẽ tham gia hoạt động này với tinh thần như thế nào? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống.

- Đưa ra lý do Trường THCS M tổ chức “Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường”.

- Nêu quan điểm của em về việc làm của H, giải thích.

- Nếu là học sinh Trường THCS M, em sẽ tham gia hoạt động này với tinh thần như nào, giải thích.

Trả lời:

- Trường THCS M tổ chức “Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường” vì: muốn nâng cao nhận thức, hiểu biết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về hậu quả khôn lường của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Em không đồng ý với quan điểm của bạn H. Vì chúng ta cũng nên quan tâm đến những tác hại xấu xung quanh mình để biết cách phòng tránh những tác hại đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cả chúng ta, gia đình chúng ta và xã hội.

- Nếu là học sinh Trường THCS M, em sẽ:

+ Tham gia hoạt động với tinh thần nghiêm túc, tích cực.

+ Khuyên mọi người cùng tham gia.

Câu hỏi 3 trang 59 GDCD 7: Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a) Thấy người buôn bán ma tuý nên lờ đi, coi như không biết.

b) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đồ vật ấy là gì, cho dù được trả nhiều tiền.

c) Tuyệt đối không giao tiếp với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.

d) Ma tuý, mại dâm là con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.

e) Hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền là hành vi trái pháp luật.

Phương pháp giải:

- Đọc các ý kiến.

- Chỉ ra các ý kiến mà em đồng tình, giải thích.

- Chỉ ra các ý kiến mà em không đồng tình, giải thích

Trả lời:

- Đồng ý với những ý kiến sau:

b) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đồ vật ấy là gì, cho dù được trả nhiều tiền.

Bởi vì chúng ta không biết rõ đồ vật ấy là gì, có thể là những đồ vật nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

c) Tuyệt đối không giao tiếp với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.

Bởi vì những người nghiện ma túy sẽ có những hành động quá khích, không kiềm chế được bản thân, có thể làm hại cho người khác.

d) Ma tuý, mại dâm là con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.

Bởi vì đây là những tệ nạn xã hội, có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm.

e) Hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền là hành vi trái pháp luật.

Bởi vì đó là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

- Không đồng ý với những ý kiến:

a) Thấy người buôn bán ma tuý nên lờ đi, coi như không biết.

Bởi vì buôn bán ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải báo ngay đến cơ quan chức năng kịp thời xử lí chứ không nên lờ đi, như vậy là thiếu trách nhiệm.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 59, 60 GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

- Em có nhận xét gì về việc làm của H?

- Theo em, H quyết định như thế nào là phù hợp?

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

- Em có nhận xét gì về hành vi cá độ của anh A?

- Anh A có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Vì sao?

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

- Em có đồng tình với ý kiến cho rằng K là chủ mưu, còn T và H là vô tội không? Vì sao?

- Em sẽ làm gì nếu biết bạn của mình sử dụng ma túy?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống 1 và nhận xét về hành vi của H, đánh giá xem đã phù hợp chưa.

- Đọc tình huống 2 và nhận xét về hành vi cá độ của anh A, đánh giá hành vi đó có chịu trách nhiệm trước pháp luật không và giải thích.

- Đọc tình huống 3 và đưa ra quan điểm khi K là chủ mưu, H và T vô tội, giải thích. Hành động của em khi biết bạn sử dụng ma túy.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Việc làm của H: H đã lấy số tiền học phí để chơi điện tử. Hành vi của H là hoàn toàn đáng trách, đã lừa dối bố mẹ của mình.

+ Theo em, H không nên nhận lời dụ dỗ của người kia. H nên về nhà nói với mẹ về sự việc trên, xin lỗi mẹ và hứa sẽ không tái phạm.

- Tình huống 2:

+ Nhân xét về hành vi cá độ của anh A là trái đạo đức và vi phạm pháp luật.

+ Anh A phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bởi vì anh A đã thực hiện hành vi cá độ bóng đá, trái với quy định của pháp luật.

- Tình huống 3:

+ Em không đồng tình ý kiến cho rằng K là chủ mưu, còn T và H là vô tội không. Bởi vì H và T cũng trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là sử dụng má túy.

+ Nếu bạn của mình sử dụng ma túy, em sẽ ngay lập tức báo ngay cho thầy cô trong trường để kịp thời xử lí và có biện pháp phù hợp.

Luyện tập 2 trang 60 GDCD 7: Em hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp và hiệu quả trong những trường hợp sau đây:

a. Một người bạn của em vào quán internet chơi điện tử cá độ ăn tiền.

b. Một người rủ em thử sử dụng thuốc lắc.

c. Một người nhờ em mang đồ vật không rõ được gói kín khi đi qua trạm Công an giao thông

Phương pháp giải:

- Đọc các trường hợp.

- Đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Trả lời:

- Câu a: Em sẽ báo với thầy cô ở trường để kịp thời xử lí.

- Câu b: Em sẽ từ chối và tìm kiếm sự hổ trợ từ những người xung quanh.

- Câu c: Em sẽ không đồng ý và sau đó báo ngay với cơ quan chức năng để xử lí kịp thời.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 60 GDCD 7: Dựa trên các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy thiết kế một tờ rơi nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh.

Phương pháp giải:

- Thiết kế một tờ rơi nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Có thể tham khảo một số mẫu như sau:

GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội | Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Vận dụng 2 trang 60 GDCD 7: Em hãy làm việc nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn với chủ đề: “Nói không với tệ nạn xã hội”.

Phương pháp giải:

- Lên ý tưởng với chủ đề “Nói không với tệ nạn xã hội” để làm thành 1 tiểu phẩm.

- Trình bày trước lớp.

Trả lời:

Tiểu phẩm “Nói không với tệ nạn xã hội”.

Nhân vật: Tuấn, Hoàng, Chú công an, người lạ mặt.

Sau khi đi học về, Tuấn và Hoàng tấp vào tiệm net để cùng chơi điện tử.

- Tuấn: Chúng ta đang ở cấp thấp quá, tụi mình nạp tiền để mạnh hơn đi.

- Hoàng: Nhưng tớ không có tiền, tớ ăn sáng hết tiền rồi.

- Tuấn: Không sao, tớ lấy tiền học phí để nạp này.

Sau một lúc thì cả hai đã chơi hết tiền và ra về.

- Tuấn: Hoàng ơi, mai là tớ phải đóng học phí rồi, nếu không mai cô giáo sẽ báo với mẹ, cậu có tiền thì mai mang cho tớ mượn nhé.

- Hoàng: Tớ làm gì có tiền.

Thế là hai bạn cãi nhau ầm ĩ. Cùng lúc đó một người đàn ông lạ mặt bước đến.

- Người đàn ông: chào 2 cháu, chú muốn nhờ 2 cháu giao vật này giúp chú, chú sẽ cho cháu tiền.

- Hoàng thì thầm với Tuấn: không biết trong túi đó có gì, thôi mình về nhà tìm cách sau đi.

- Tuấn: Có gì mà lo, giao giúp đồ thôi mà.

Thế là Tuấn nhận giao đồ giúp nhưng Hoàng không chịu và bỏ về. Trên đường đi về Hoàng gặp một chú công an và Hoàng báo cáo sự việc với chú công an.

Nghe vậy chú công an tức tốc chạy đến chỗ Tuấn, lúc đó người đàn ông lạ mặt đã đi mất. Chú công an cầm lấy bịch đồ, chú phát hiện ra bên trong túi đen đó chính là ma túy. Tuấn và Hoàng đều rất hoang mang, lo sợ.

- Tuấn: cháu không biết gì hết, có một người đàn ông lạ mặt nhờ cháu đưa giúp.

- Chú công an: khi thấy người lạ mặt nhờ em mang đồ vật không rõ được gói kín, các em tuyệt đối không được mang nhé!

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lí tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lý thuyết GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

Lý thuyết Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nghiêm cấm hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức

- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.

Lý thuyết Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng… chất ma túy

- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.

- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. 

2. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội

- Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức;

- Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao;

- Không uống rượu, đánh bạc, biết giữ mình, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tuân thủ pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương.

Lý thuyết Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tranh cổ động phòng chuống tệ nạn ma túy, mại dâm

Đánh giá

0

0 đánh giá