Giải SGK Tin học 10 Bài 3 (Cánh diều): Số hóa văn bản

3.2 K

Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 3: Số hóa văn bản sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 3: Số hóa văn bản

Khởi động trang 139 Tin học lớp 10: Trang văn bản có thể có nhiều chữ số. Em hãy cho biết các kí tự là chữ số thập phân “0”, “1”, …, “9” được số hóa, chuyển thành dãy bit như thế nào?

Trả lời:

Trong trang văn bản, các kí tự là chữ số thập phân “0”, “1”, …, “9” được số hóa, chuyển thành dãy bit tương tự cách chuyển số nguyên dương từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.

2. Bảng mã Unicode

Hoạt động 1 trang 139 Tin học 10: Em hãy tìm trong bảng mã ASCII mở rộng và cho biết các kí tự “ấ”, “ẩ”, “ế”, “ệ”, …có trong bảng mã này hay không.

Trả lời:

Các kí tự “ấ”, “ẩ”, “ế”, “ệ”, … không có trong bảng mã ASCII mở rộng.

4. Dữ liệu văn bản và số hóa văn bản

Hoạt động 2 trang 141 Tin học 10: Làm theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi:

1) Mở trình soạn thảo văn bản Notepad, nhập vào đúng 30 kí tự Latinh đơn giản liền nhau thành một dòng. Không gõ kí tự có dấu trong tiếng Việt. Lưu tệp với ten thuanchu.txt.

a) Tệp có kích thước bao nhiêu byte?

b) Mỗi kí tự là mấy byte?

2) Đóng Notepad. Mở tệp thuanchu.txt bằng trình soạn thảo văn bản WordPad. Đổi màu chữ để có 3 dòng kí tự màu khác nhau. Lưu tệp thành dạng .rtf.

a) Tệp có kích thước bao nhiêu byte?

b) Tại sao kích thước tăng lên như vậy?

Trả lời:

1) Gõ 30 kí tự không dấu bất kì. Ví dụ:

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 1)

a) Tệp có kích thước 30 byte.

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 2)

b) Mỗi kí tự là 30/30 = 1 byte

2)

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 3)

a) Tệp có kích thước 262 byte

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 4)

b) Do đã đổi định dạng của chữ nên dung lượng lưu trữ 30 kí tự sẽ khác.

5. Kí tự tiếng Việt trong dữ liệu văn bản

Hoạt động 3 trang 142 Tin học 10: Nhấn Ctrl + Shift + F6 để hiển thị bảng điều khiển của bộ gõ tiếng Việt UniKey; trong hộp Bảng mã nháy chuột vào mũi tên dấu trỏ xuống để mở ra danh sách các bảng mã có trong bộ gõ UniKey. Em hãy kể tên những bảng mã xuất hiện.

Trả lời:

Một số bảng mã: TCVN3; Unicode; VNI Windows; VIQR; VPS; ….

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 5)

Luyện tập (trang 142)

Luyện tập trang 142 Tin học 10: Lí do ra đời bảng mã chuẩn quốc tế Unicode là gì?

Trả lời:

Bởi Unicode (hay gọi là mã thống nhất; mã đơn nhất) là bộ mã chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức tạp như chữ Hán của tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, chữ Nôm của tiếng Việt, v.v….

Vận dụng (trang 142)

Vận dụng trang 142 Tin học 10: Em hãy tìm hiểu công cụ chuyển mã có trong bộ gõ tiếng Việt UniKey (Hình 1) và viết hướng dẫn để người khác biết cách sử dụng.

Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản | Cánh diều (ảnh 6)

Trả lời:

Muốn chuyển một đoạn văn bản thành bảng mã khác, ta làm như sau:

- Copy đoạn văn bản cần chuyển mã.

- Nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + F6.

- Ở mục Bảng mã, chọn Bảng mã đích cần đổi thành.

- Nhấn vào ô Chuyển mã, sau đó ấn Đóng hoặc Esc.

- Dán đoạn văn bản sau khi chuyển vào nơi cần chuyển.

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu 1 trang 142 Tin học 10: Bảng mã ASCII là gì?

Trả lời:

ASCII là viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange, có nghĩa là chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Đây là bộ mã hóa ký tự cho bảng chữ cái La Tinh và được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính.

Về cơ bản, bạn có thể hiểu ASCII là một bộ mã giúp máy tính có hiểu và hiển thị được các ký tự mà bạn muốn nhập vào máy tính hay đơn giản hơn là các ký tự trên bàn phím máy tính chuẩn Anh. Tập hợp các mã ASCII tạo thành bảng mã ASCII.

Câu 2 trang 142 Tin học 10: Việc chuyển một kí tự thành mã nhị phân tương ứng gồm mấy bước? Bảng mã Unicode thực hiện bước nào?

Trả lời:

- Việc chuyển một kí tự thành mã nhị phân tương ứng gồm 2 bước:

+ Chuyển từ kí tự sang mã của từng kí tự đối với bảng mã nhị phân.

+ Chuyển từ mã kí tự sang dãy bit.

- Bảng mã Unicode thực hiện bước thứ nhất, sang bước thứ hai chuyển thành mã nhị phân có nhiều cách triển khai thực hiện khác nhau tùy vào bộ kí tự.

Câu 3 trang 142 Tin học 10: Văn bản tiếng Việt hiện nay dùng bảng mã kí tự nào là đúng chuẩn quy định?

Trả lời:

Văn bản tiếng Việt hiện nay dùng bảng mã kí tự Unicode (UTF – 8) là đúng chuẩn quy định.

Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân

Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Bài 1: Tạo văn bản tô màu và ghép ảnh

Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh

Đánh giá

0

0 đánh giá